Trong căn hộ tầm 40 m2, chủ nhà thường bố trí khu tiếp khách, ngủ nghỉ trong một không gian. Nhờ vậy, khu phòng tắm, vệ sinh không bị quá chật hẹp. |
Khi diện tích quá nhỏ, bạn sẽ phải hy sinh một số sự tiện nghi. Căn phòng này có đủ bếp, phòng quần áo nhưng chỉ có một bàn ăn nhỏ và không có bàn ghế tiếp khách. |
Căn hộ rất nhỏ nhưng có ban công nên chủ nhà mở cửa lớn để tận dụng khí trời và ánh sáng. Một chiếc bàn làm việc cũng được bố trí gần cửa. |
Nhà có kiểu kết cấu khác biệt nên chủ nhà bố trí phòng ngủ và phòng khách liên thông. Các khu bếp, nhà vệ sinh được bố trí trong các gian nhỏ bên cạnh. |
Các vách ngăn hợp lý trong căn nhà nhiều góc cạnh giúp bố trí được nhiều đồ đạc. Chủ nhà cũng lựa chọn nội thất có hình thức phù hợp như chiếc bàn ăn cong. |
Trong các không gian hẹp, chủ nhà luôn cố gắng tận dụng tối đa mọi nguồn sáng. Cả nơi tiếp khách và giường ngủ đều có thể nhìn ra ngoài trời. |
Nhà có chiều dài, phù hợp để chia thành ba khu vực rõ ràng: nơi ngủ nghỉ, bếp và phòng khách. |
Căn nhà hẹp lại bị chiếm thêm phần cầu thang nhưng chủ nhà vẫn đưa ra cách bố trí hợp lý. |
Thay vì đặt khu phụ vào góc nhà, kiến trúc sư đã thiết kế ở ngay trung tâm nhà, tiện cho tất cả mọi người. |
Nhờ có thêm phần diện tích nhô ra nên căn bếp này được rộng rãi hơn. |
Khi có một căn hộ vuông vắn, bạn có thể tách riêng phần bếp và khu phụ, tạo liên thông phòng khách và phòng ngủ. |
Bố trí bếp ngay cửa ra vào có đôi chút bất tiện nhưng lại giúp cho phòng ngủ có một vị trí đẹp: vừa gần cửa sổ vừa kín đáo. |
Các mẫu căn hộ có một phòng ngủ | Các kiểu căn hộ có 2 phòng ngủ |
Ban Mai (Theo Home Designing)