Hoa hồng là một trong những loài hoa phổ biến và yêu thích của nhiều người trên khắp thế giới. Với vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm ngọt ngào, hoa hồng không chỉ là một loài cây trang trí hoàn hảo mà còn là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Chính vì lẽ đó mà nhiều người tìm cách trồng hoa hồng trong vườn nhà để giúp làm đẹp cảnh quan cũng như có thể giúp thư giãn, giải tỏa tâm trạng.
Hoa hồng thực chất là tên gọi để chỉ chung một nhóm các loài thực vật thuộc họ Rosaceae, có dạng mọc bụi hoặc dây leo. Loài thực vật này hiện có tới 100 loài khác nhau, được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Theo như nhiều nghiên cứu, đa số các giống hoa hồng hiện nay đều có nguồn gốc từ châu Á, số ít còn lại bắt nguồn từ châu Âu hoặc châu Mỹ.
Hoa hồng thường mọc thành từng bụi lớn, hoặc mọc dưới dạng cây dây leo. Chúng là loài thực vật thân gỗ, trên cành và thân có rất nhiều gai nhọn khá cứng. Lá hoa thuộc loại lá kép, mọc từ 4 - 10 lá trên mỗi cành tùy thuộc vào từng giống hoa khác nhau. Hoa hồng có thể xuất hiện quanh năm và sở hữu rất nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, hồng, vàng hoặc tím. Hoa có rất nhiều cánh được xếp đan xen với nhau vô cùng đẹp mắt.
Tình yêu và Lãng mạn: Hoa hồng đỏ thường được liên kết với tình yêu đam mê và lãng mạn. Đây là biểu tượng phổ biến cho tình cảm sâu đậm và tình yêu mãnh liệt.
5 ý nghĩa của Hoa hồngSự Tôn Trọng và Sự Khâm Phục: Hoa hồng hồng nhạt thường thể hiện sự tôn trọng, sự khâm phục và sự biết ơn. Đây là cách tuyệt vời để diễn đạt lòng kính trọng và tôn trọng đối tác, bạn bè, và người thân.
Hạnh Phúc và Niềm Vui: Hoa hồng vàng thường mang ý nghĩa của sự hạnh phúc, niềm vui, và sự thịnh vượng. Chúng thường được tặng nhau để chúc mừng một dịp quan trọng.
Trong Trắng và Sự Cảm Kích: Hoa hồng màu trắng thường đại diện cho sự trong trắng, thuần khiết, và sự cảm kích. Chúng thường được sử dụng trong các dịp kỷ niệm và lễ cưới.
Sự Đồng Cảm và Sự Chia Sẻ: Hoa hồng màu hồng nhạt thường biểu thị sự đồng cảm và sự chia sẻ. Chúng thường được tặng để diễn đạt lòng chia sẻ và thông cảm đối với người khác.
Kiên Nhẫn và Sự Kiên Định: Hoa hồng màu cam thường mang ý nghĩa của sự kiên nhẫn, sự bền bỉ và quyết tâm. Chúng thường được tặng để khích lệ và ủng hộ.
Cách trồng hoa hồng từ cànhTrồng hoa hồng bằng kỹ thuật giâm cành là cách làm đơn giản nhất để giúp tiết kiệm tối đa công sức chăm sóc và thời gian trưởng thành của cây hoa. Thông thường cành giâm sẽ được cắt từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Nếu chăm sóc đúng cách, cành giâm sẽ phát triển thành một cây mới chỉ sau một thời gian ngắn. Sau đây là những bước thực hiện cơ bản nhất:
1. Lựa chọn cành giâmĐầu tiên bạn cần lựa chọn những cây hoa hồng khỏe mạnh, sống lâu năm và không bị mắc bệnh để làm cây mẹ. Sau đó hãy cắt những cành không quá già hoặc quá non, chưa nở hoa và có rất ít nụ, độ dài từ 15 đến 20cm, lấy sát gốc khi cắt. Cuối cùng, dùng dao nhọn cắt vát một góc 45 độ ở phần đầu cành định giâm xuống đất, đồng thời tỉa bỏ bớt các lá thừa trên cành, chỉ giữ lại 2-3 lá mà thôi.
2. Chọn đất trồngĐất trồng hoa hồng yêu cầu có độ dinh dưỡng cao, bao gồm đất pha cát hoặc đất trộn xơ dừa cùng phân ủ hoại. Bên cạnh đó bạn cũng có thể bón thêm phân hữu cơ vào đất nếu như cảm thấy chưa đủ dinh dưỡng cần thiết.
3. Cho cành giâm vào bầu đựngBạn có thể chuẩn bị các bầu nhỏ để đựng đất trồng đã chuẩn bị, hoặc nếu không thì có thể sử dụng các loại cốc nhựa dùng một lần để tạo thành bầu đất cũng là một cách làm tuyệt vời. Bầu đất được đục sẵn các lỗ thoát nước, nhét vào bên trong một lượng đất vừa phải, sau đó tưới nước dưỡng ẩm.
Kế đến, bạn cắm cành giâm hoa hồng đã chuẩn bị vào trong bầu đất với độ sâu từ 5-7cm. Dùng tay ấn nhẹ lớp đất xung quanh để lấp kín cành giâm cũng như cố định vị trí sao cho không bị gãy đổ. Sau cùng, đặt bầu đất này tại những nơi có ánh sáng, thoáng mát và không bị mưa to ảnh hưởng để cành giâm có thể phát triển.
4. Trồng hoa mới trong chậuNếu như điều kiện thuận lợi, cành giâm trong bầu đất từ 2-3 tuần sẽ bắt đầu ra rễ mới, có thể quan sát được. Sau 1 tháng kể từ khi giâm thì rễ mới đã có thể đâm xuyên qua bầu đất. Khi này bạn cần mang đi trồng trong chậu để cây có thể sinh trưởng tốt nhất.
Bầu đựng đất sẽ được tách bỏ, chỉ để lại khối đất có chứa cành giâm hoa hồng bên trong. Đặt khối đất đó vào trong chậu cây rồi lấp đầy chậu bằng đất trồng có cùng thành phần với đất ban đầu được dùng đựng trong bầu. Cuối cùng hãy tưới nước thường xuyên để giúp cây phát triển và ra hoa.
Trong trường hợp bạn lo sợ cành giâm không ra được rễ mới, hãy thử sử dụng các loại dung dịch kích rễ được bán trên thị trường. Nhúng cành giâm vào dung dịch khoảng vài giây rồi mang đi trồng như bình thường.
Cách trồng hoa hồng bằng hạtTrồng bằng hạt giống là cách làm phổ thông mà nhiều người vẫn đang sử dụng trong trường hợp không thể tìm được cành giâm đạt chất lượng tốt để mang về trồng. Hạt giống có thể mua được dễ dàng ngoài các tiệm bán cây cảnh trên khắp cả nước. Các bước trồng hoa hồng bằng hạt giống được thực hiện như sau:
1. Chuẩn bị hạt giốngHạt giống khi mua về sẽ được mang đi ngâm trong nước ấm khoảng vài giờ đồng hồ để kích thích sự nảy mầm. Sau đó bạn hãy bọc các hạt này trong khăn ẩm, để từ 5-7 ngày cho đến khi hạt giống nứt vỏ và có dấu hiệu chuẩn bị nảy mầm.
Lưu ý không để cho khăn bọc hạt giống quá sũng nước hoặc quá khô, luôn cân đối độ ẩm để giúp hạt nhanh phát triển. Sau khoảng thời gian trên, nếu hạt giống nào chuyển màu đen và không nứt vỏ thì cần được loại bỏ. Những hạt còn sót lại sẽ là những hạt giống khỏe mạnh có thể mang đi gieo trồng.
2. Lựa chọn đất trồngĐất trồng hoa hồng có thể là đất thịt, đất pha cát, đất trộn xơ dừa hoặc phân ủ hoại, miễn sao chúng có đủ dinh dưỡng để giúp hạt giống có thể sinh trưởng. Bên cạnh đó đất trồng cần có độ tơi xốp, đủ độ ẩm và có thể thoát nước tốt.
3. Gieo hạtHạt giống sau khi đã được chuẩn bị sẽ có thể mang đi gieo trồng ngoài chậu. Bạn có thể rải một lớp hạt giống thành hàng lên trên bề mặt đất trồng trong chậu, sau đó mới rải thêm một lớp đất mỏng lên trên để vùi lấp hạt. Không vùi lấp hạt quá sâu để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng. Tưới nước dưỡng ẩm đất trồng sau khi gieo hạt, sau đó đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu đến.
4. Thay chậuSau một thời gian kể từ khi gieo hạt, hoa hồng bắt đầu phát triển thành cây non. Dần dần cây sẽ lớn, ra rễ mới và cho ra nhiều lá xanh tốt. Khi này bạn cần tiến hành thay chậu mới cho hoa để giúp chúng bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo. Chậu mới yêu cầu kích thước lớn hơn chậu ban đầu, có khả năng thoát nước tốt. Nếu như ngay từ đầu bạn đã trồng hoa ở trong những chậu lớn thì có thể không cần phải thực hiện công đoạn này.
Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng giúp cây nở nhanh, to đẹpCho dù bạn trồng hoa hồng bằng cách nào đi chăng nữa thì việc chăm sóc hoa sau khi trồng luôn là điều quan trọng và được thực hiện hàng ngày để giúp cây có được sự phát triển tốt nhất.
1. Tưới nướcHoa hồng ưa thích môi trường ẩm ướt, mát mẻ để có thể phát triển tốt nhất. Do đó mà bạn cần tưới nước thường xuyên cho chúng mỗi ngày. Bạn nên tưới ít nhất 1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng sớm hoặc khi chiều tối, có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào điều kiện thời tiết đang là mùa khô hay mùa mưa.
2. Bón phânĐể giúp hoa hồng có thể lớn nhanh và nở hoa đẹp, bạn có thể sử dụng thêm một số loại phân bón để bổ trợ như phân NPK, phân hữu cơ hoặc một số loại phân có thành phần dinh dưỡng cao. Phân sẽ được bón xung quanh gốc để tránh ảnh hưởng đến bộ rễ, sau đó sẽ được lấp lại bằng đất và được tưới nước để pha loãng, giúp cây hấp thụ dễ dàng nhất.
3. Ánh sángHoa hồng rất cần ánh sáng để quang hợp và sinh trưởng, đặc biệt đối với những loại hoa hồng dây leo. Do đó mà bạn nên đặt các chậu cây ở những nơi có nhiều ánh sáng và thoáng mát. Tránh đặt cây ở trong nhà hoặc những nơi ít ánh sáng, vì điều đó có thể ảnh hưởng tới khả năng ra hoa.
4. Cắt tỉaDo khả năng sinh trưởng mạnh mẽ cho nên hoa hồng có rất nhiều cành lá. Do đó mà bạn cần cắt tỉa thường xuyên để giúp loại bỏ những cành lá bị khô héo hoặc hư hỏng. Từ đó giúp cây hoa có đủ dinh dưỡng để tiếp tục phát triển, ra hoa to đẹp hơn.
5. Phòng sâu bệnhHoa hồng là loài cây rất dễ bị côn trùng và các loại sâu bệnh tấn công, khiến lá cây bị tổn thương, hoa khó nở, ảnh hưởng đến tuổi thọ. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc diệt rệp, côn trùng an toàn cho cây trồng để phòng ngừa sâu bệnh cho cây. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích vì có thể gây hại cho môi trường xung quanh. Tốt nhất bạn nên chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho cây ngay từ đầu.