Căn nhà có diện tích nền 45,6 m2 mới được cải tạo lại này nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Cổ Nhuế, Hà Nội. Để đảm bảo thông gió và tận dụng ánh sáng tự nhiên, ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhiều lớp. Quan trọng hơn, chức năng của từng không gian trong nhà đều có thể chuyển đổi linh hoạt, tạo điều kiện cho các hoạt động cũng như tăng sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình.
Không gian hai tầng nhà nối liền nhau giúp gắn kết các thành viên trong gia đình.
Cửa chính của ngôi nhà cũng được đẩy vào sâu hơn để tránh xung đột giao thông không đáng có cũng như bảo vệ cửa gỗ khỏi thời tiết nắng nóng và độ ẩm cao ở Việt Nam.
Cửa chính căn nhà thụt vào một chút vừa hợp lý vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
Hầu hết sàn, cửa, cầu thang, nội thất của căn nhà đều được làm từ vật liệu gỗ, mang lại cảm giác ấm áp và sang trọng.
Vật liệu gỗ được sử dụng nhiều giúp căn nhà mang nhiều nét hoài cổ nhưng vẫn sang trọng.
Ngay mặt tiền ngôi nhà có thể thấy khung cửa sổ lớn với một cầu thang gỗ nhỏ bên trong. Trên thực tế, cầu thang này không dẫn đến đâu cả mà chỉ được thiết kế như một vật trang trí, mang lại cảm giác tò mò, thích thú cho người quan sát từ bên ngoài.
Chiếc cầu thang "vô dụng" được thiết kế ngay dưới giếng trời.
Chiếc cầu thang đặc biệt chắc chắn sẽ khiến người đứng ngoài nhìn vào phải tò mò.
Những chi tiết nhỉ như ống thoát nước cũng được xử lý cẩn thận về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ. Từ những điều kiện của môi trường xung quanh và lối sống của chủ nhà, căn nhà đã được thiết kế tỉ mỉ, mang lại cảm giác sang trọng, yên tĩnh nhưng không phá vỡ cảnh quan khu vực.
Ai cũng phải công nhận căn nhà rất trang nhã, ấm cúng.
Không gian sử dụng trong nhà khá rộng rãi, thoáng mắt.
Mặt cắt ngang của căn nhà.