Cây kim tiền còn được gọi là cây kim phát tài, cây phát tài, kim tiền phát lộc, có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia. Đây là loài cây khóm (bụi) có lá xanh mướt, thân mập từ gốc đến thân, bộ rễ chùm, không cần ánh sáng mạnh, dễ trồng trong nhà. Đặc biệt, cây thích hợp trong môi trường đất khô cạn không cần tưới nước nhiều.
Hình ảnh cây kim tiền
Cây kim tiền có nở hoa không?
Cây kim tiền nhỏ trồng trong chậu ít khi nở hoa do đòi hỏi các điều kiện khá khắt khe về môi trường sống cũng như sự chăm sóc cẩn thận và có chuyên môn của người chơi.
Thông thường những cây kim tiền trưởng thành trong tự nhiên với không khí sạch và ánh sáng mặt trời mới có tỷ lệ xuất hiện hoa nhiều hơn.
Cây kim tiền ra hoa báo hiệu gì?
Hoa kim tiền thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, có hình trụ dài mọc từ dưới gốc lên. Tự hoa sẽ có những nếp uốn lượn hoa văn vô cùng độc đáo và một lá kẹ bao bọc bên ngoài.
Cây kim tiền rất hiếm khi ra hoa nên đối với những người làm ăn, loại cây này nở hoa báo hiệu nhiều thành công rực rỡ phía trước, bao gồm cả sự thăng tiến, tiền tài, sức khỏe và cả phú quý, giàu sang, công việc thuận buồm xuôi gió.
II. Cây kim tiền trong phong thủy1. Ý nghĩa cây kim tiền
- Từ Kim có nghĩa là phát tài, Tiền có nghĩa là giàu sang phú quý. Cây kim tiền có ý nghĩa mang đến cho gia chủ may mắn, tài lộc, giàu sang, thịnh vượng.
- Theo phong thủy, cây kim tiền thân vươn cao, lá xanh tốt không ngừng vươn lên giữa sự khắc nghiệt của môi trường thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất. Ngoài ra, hình ảnh đó còn liên tưởng đến “bàn tay hứng lộc trời cho”, tức là tiến lên, đi lên, tiền bạc lúc nào cũng nhiều.
- Cây tươi tốt quanh năm, cành lá xum xuê, xanh mướt tượng trưng cho sức sống và sinh sôi nảy nở của con người.
- Người ta thường treo thêm trên cây kim tiền những chiếc nơ màu đỏ hoặc những dây đồng tiền vàng tượng trưng cho Hỏa và Kim. Việc trang trí này nhằm tăng thêm vượng khí cho cây và giúp chậu cây hội tụ đủ các yếu tố trong Ngũ hành.
2. Cây kim tiền hợp mệnh gì?
Sở dĩ cây kim tiền được dân văn phòng, dân kinh doanh, người dân thích trồng vì tên gọi đã có ý nghĩa rất tốt trong phong thủy. Người trồng cây này ngụ ý sẽ gặp nhiều may mắn thuận lợi, buôn bán thuận buồm xuôi gió, phú quý tiền bạc rủng rỉnh.
Bản chất và ý nghĩa của loài cây này mang lại may mắn và thịnh vượng, tốt đẹp cho người trồng kim tiền nên phù hợp với hầu hết tất cả các mệnh. Ai cũng có thể trồng cho mình một chậu cây làm cảnh, trưng tài lộc theo ý thích. Chỉ cần lưu ý một vài chi tiết sau để vượng phong thủy tốt nhất:
- Người mệnh Mộc, Hỏa: Cây kim tiền có màu xanh rờn tượng trưng cho màu xanh của cây cỏ, tự nhiên. Vì vậy, đây là loại cây rất tốt cho gia đình mang mệnh Mộc. Không chỉ mang lại tài lộc và phú quý, cây còn giúp gia tăng sinh lực cho những người bản mệnh này.
Theo Ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa là điều tuyệt vời. Vì vậy, người mệnh Hỏa trồng cây kim tiền cũng có số mệnh tốt đẹp hơn. Cây sẽ luôn là nguồn nhiên liệu tuyệt vời để tiếp thêm năng lượng cho những người mang mệnh này.
- Người mệnh Thổ: Thổ là đất nuôi dưỡng cây phát triển, nên chọn chậu cây hoặc bình màu đỏ, hồng cam hoặc tím là màu Hỏa để bổ trợ tương sinh.
- Người mệnh Kim, Thủy: Theo phong thủy nên chọn chậu cây màu trắng, hoặc vàng là màu tương trợ rất tốt. Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Cây kim tiền sinh sống và tồn tại được qua thời gian dài ở nơi khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước. Cả thân và lá cây đều có khả năng tích trữ một lượng nước tốt với bề ngoài căng bóng, đầy sức sống. Bởi thế, người mệnh Thủy cũng khá phù hợp để trồng cây cảnh này, và nên trồng thủy sinh là tốt nhất.
Cây kim tiền thủy sinh
3. Cây kim tiền hợp với tuổi nào?
Trong văn hóa phương Đông, tuổi Tý đứng đầu trong 12 con giáp và tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Những người tuổi này thường lanh lợi, khôn ngoan và thích kiếm tiền nên dễ giàu có hơn các tuổi khác nhưng thường tiêu xài phóng đãng. Vì vậy, họ trồng cây kim tiền sẽ phù hợp với tính cách và mong muốn của bản thân, giúp họ giữ tiền hiệu quả và ổn định hơn về tài chính.
4. Cây kim tiền nên đặt ở đâu?
Vị trí đặt cây kim tiền đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó vừa đảm bảo hài hòa về mặt phong thủy, lại góp phần đảm bảo cây có đủ ánh sáng và đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Các vị trí nên đặt cây kim tiền bạn nên tham khảo bao gồm:
- Đặt cây tại tiền sảnh, đại sảnh: Đối với các tòa nhà văn phòng, hay nhà mặt phố có không gian rộng và nhiều ánh sáng giúp cây hấp thụ, quang hợp, đón tài lộc cho cả tòa nhà. Đặt chậu cây kim tiền cỡ đại trên bệ cao phía Đông, quẻ chấn thuộc mệnh Mộc, cung Đông Nam quẻ Tốn mệnh Mộc là vị trí đẹp hợp phong thủy.
- Đặt cây tại bàn làm việc: Dân văn phòng, dân kinh doanh liên quan đến tiền bạc, thăng quan tiến chức rất ưa chuộng đặt chậu cây cảnh kim tiền cỡ nhỏ tại bàn làm việc với mong muốn công việc trôi chảy, thuận lợi, thăng quan tiến chức.
Cây kim tiền để bàn
- Đặt cây tại cửa sổ, ban công: Đặt cây tại cửa sổ, ban công giúp điều hòa không khí, trang trí nội thất đẹp hiện đại.
Lưu ý: Kim tiền dương khí mạnh làm mất cân bằng âm dương nên tuyệt đối không đặt chậu cây kim tiền trong phòng ngủ. Phòng ngủ cần trung hòa âm dương để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia chủ.
5. Cách chọn cây kim tiền để mang lại tài lộc
- Nên chọn cây kim tiền có cành lá cao đều với nhau, cành lá nguyên vẹn không bị rách rời. Ngoài ra nên chọn loại cây có lá bên trong cao, thấp dần khi ra đến bên ngoài.
- Hãy chọn cây khi mà bầu đất còn nguyên vẹn, không bị xáo trộn, đất trong bầu còn tươi xốp, thông thoáng tốt.
- Nên chọn chậu cây to hơn so với bầu cây hiện tại để phù hợp cho sự phát triển của cây trong tương lai. Chậu cây cần có lỗ thoáng để dễ thoát nước và giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
- Nên chọn các loại chậu có màu trắng hoặc đỏ để phù hợp ngũ hành tương sinh, hoặc loại chậu có hình dạng uốn lượn, mềm mại để hòa hợp về Âm - Dương.
III. Cây kim tiền có tác dụng gì?1. Tác dụng của cây kim tiền
- Cây trang trí nội ngoại thất: Cây kim tiền là một trong những dòng cây cảnh nội thất và ngoại thất đem lại tài lộc và ý nghĩa phong thủy to lớn trong đời sống tinh thần người Việt. Cây có màu xanh mướt và cảng mọng đầy sức sống nên nếu biết phối hợp thì kim tiền sẽ là một trong những loại cây nội thất tuyệt vời.
- Cải thiện sức khỏe, làm trong sạch không gian sống: Cây giúp cung cấp oxy, thanh lọc không khí xanh sạch hơn.
- Làm quà tặng ý nghĩa: Cây kim tiền thường được làm quà tặng mừng tân gia, khai trương cửa hàng vì có ý nghĩa phong thủy rất tốt.
2. Cây kim tiền có độc không?
Trong cuống và lá của cây kim tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat. Chất này có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, hoặc kết mạc mắt khi chạm phải dịch cây tiết ra. Vì vậy cần lưu ý không cho trẻ chơi đùa với lá cây kim tiền sẽ gây ngộ độc.
IV. Cách trồng cây kim tiền1. Chọn chậu trồng
Cây kim tiền khi phát triển có thân hình lớn và bộ rễ rất khỏe nên phù hợp với chậu có kích thước lớn để đỡ mất công chuyển chậu.
2. Chọn đất trồng
Nên chọn đất có độ mùn xốp, thoát nước tốt. Có thể trộn đất với mùn trấu, xỉ than tổ ong nghiền nhỏ tạo độ thông thoáng cho đất kèm thêm chất kích rễ giúp cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, có thể mua các loại đất vi sinh có bán tại cửa hàng cây cảnh giúp tối ưu tốt cho cây mà không tốn nhiều công chăm sóc.
3. Nhân giống cây kim tiền
- Nhân giống bằng cành: Từ một bụi kim tiền lớn, chọn ra một một thân con cỡ vừa, lá xanh thẫm, không có dấu hiệu sâu bệnh. Cắt tỉa bớt phần lá sát gốc rồi để ở nơi râm mát, khô ráo khoảng 3 tiếng cho vết cắt khô.
Sau đó, mang thân con vừa cắt cắm xuống đất, hòa thêm nước kích rễ với nước và tưới cho ẩm đất. Tưới nước 2-3 ngày một lần để duy trì độ ẩm và tránh ánh nắng gắt cho cây. Tầm gần 1 tháng là rễ sẽ bám chắc, cây sẽ phát triển thành một bụi mới.
- Nhân giống bằng lá: Từ cây mẹ, chọn ra lá ở gần sát gốc, to khỏe, màu xanh đậm, ngắt hết cả phần cuống. Sau đó ngâm phần cuống vào nước kích rễ khoảng 2 tiếng rồi cắm vào chậu đất đã chuẩn bị trước, sâu từng 1cm.
Nên tưới đẫm nước ở lần đầu tiên, sau đó tưới phun sương để duy trì độ ẩm cho đất 2-3 ngày một lần. Tầm khoảng 1 tháng là lá sẽ mọc nhiều rễ và sinh trưởng thành cây con. Tiếp tục chăm sóc cho cây lớn lên thành bụi mới.
Ngoài ra, có thể sử dụng củ cây kim tiền để trồng thủy sinh.
4. Cách sang chậu cây kim tiền
Cây kim tiền sau khi trồng từ 6 tháng đến 1 năm thì nên thay chậu và đất mới để cây có thêm dinh dưỡng và phát triển.
Đầu tiên, nên tưới nước thật đẫm để cho đất mềm, dễ dàng đào cây lên. Dùng dao khoanh tròn quanh gốc cây kim tiền để đào. Loại bỏ bớt phần đất, rễ hư hỏng và trồng cây vào chậu mới. Tưới nước để rễ cây nhanh phát triển.
V. Cách chăm sóc cây kim tiền1. Tưới nước
Một điều đặc biệt hiếm thấy ở các loài cây khác đó là lượng nước của cây kim tiền chứa 91% trong lá và 95% ở cuống lá. Bởi vậy, nên chúng hoàn toàn có thể sống tới 4 tháng mà không cần tưới nước (Theo Wikipedia).
Cây thường khó sống nổi bởi vì tình trạng thừa nước chứ không sợ thiếu nước. Vào mùa hè, mùa khô nên tưới phun sương 1 lần/tuần hoặc 2 lần nếu chậu cây ít đất. Khoảng 4 đến 5 tuần, bạn mang ra ngoài sân, tưới ướt đẫm một lần sau đó để ráo nước rồi mang vào trong nhà hoặc để bàn làm việc. Cây trồng ngoài sáng, tiền sảnh thì thời gian tưới nước ngắn hơn so với trồng trong nhà. Vào mùa mưa, thậm chí tưới 1 lần/tháng hoặc đến khi bạn thấy đất trong chậu bắt đầu khô cạn. Tưới nhiều khiến cây thối rễ, vàng và rụng lá.
2. Dinh dưỡng
Trước khi trồng, chọn loại đất tơi xốp sau đó trộn thêm phân lân cho cây cảnh, mùn gỗ hoặc xỉ than tổ ong nghiền vụn trộn tơi lên cho vào chậu để trồng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển.
Nếu cây mới được mang từ tiệm về, được trồng và bón phân đầy đủ thì khoảng 6 tháng sau bạn nên bón phân lại một lần hoặc thay đất mới là phù hợp nhất. Các lần tiếp theo từ 3-5 tháng tùy theo tình trạng phát triển của cây.
Cây chuẩn bị đẻ nhánh, lúc này bạn có thể bón thúc, sử dụng phân lân NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bón cách gốc 10cm để tránh sót gây chết cây.
Nhớ sử dụng phân bón cây kim tiền tan chậm để chúng có thể hấp thụ một cách từ từ, không bị thoát theo nguồn nước tưới.
3. Ánh sáng
Là cây sống được cả trong môi trường thiếu sáng và ánh sáng mạnh. Tuy nhiên không nên để cây tại nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian dài. Cây bị vàng lá cũng có thể do vị trí đặt thiếu ánh sáng khi đó hãy đưa cây ra ngoài ban công, cửa sổ để hấp thụ ánh sáng quang hợp tốt hơn.
4. Nhiệt độ, độ ẩm
Nhiệt độ tối ưu cho cây lớn phát triển là từ 25-27 độ C. Cây vàng rụng lá khi nhiệt độ dưới 18 độ C và có thể rơi vào trạng thái ngủ đông tức không phát triển nữa nhưng không chết. Dưới 5 độ C thì cây không sống được. Dù ở độ ẩm thấp hay cao thì cây vẫn phát triển tốt.
Không nên để cây kim tiền trong phòng điều hòa, máy lạnh quá lâu. Nếu trồng cây ngoài trời thì nên chú ý che khi ánh nắng quá mạnh và gay gắt.
5. Vệ sinh lá
Mỗi tuần hãy dùng khăn ướt lau sạch bụi bẩn trên lá, vừa giúp cây xanh đẹp, vừa hỗ trợ quá trình quang hợp cho cây. Nếu thấy lá vàng thì cần cắt tỉa để loại bỏ để tránh lây lan.
Điều này khá quan trọng bởi lá cũng cần thở như con người, chúng hấp thụ CO2 rồi thải ra O2 làm không khí dễ chịu. Lá cây bị bám bụi bẩn sẽ hạn chế tiếp xúc với ánh sáng dẫn đến quang hợp và hô hấp kém. Vì vậy, hãy rửa lá thường xuyên để cây thêm khỏe cũng như tạo môi trường xanh sạch sống quanh bạn.
6. Phòng ngừa sâu bệnh và vàng lá
Cây kim tiền khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt. Tuy nhiên nó không tránh khỏi một vài bệnh thường gặp như vàng lá, lá mất dần màu xanh chuyển sang trắng, nguyên nhân là do thiếu sáng và dư nước.
- Nếu cây kim tiền bị vàng lá: Cây kim tiền bị vàng lá là một trong các hiện tượng thường gặp với những người trồng không chuyên. Cây vàng lá nguyên nhân thường là do bạn tưới nước quá nhiều, hoặc đất bị ngập nước gây ra úng. Thối thân cũng là một hiện tượng do úng nước rồi dẫn tới vàng lá.
Cách chữa bệnh vàng lá cho cây kim tiền đơn giản và hữu hiệu nhất chính là thay đất. Cấu trúc lại hệ thống thoát nước cho cây. Loại bỏ các phần rễ, thân bị hư hỏng.
- Nếu cây kim tiền bị côn trùng tấn công: Mặt dưới của lá cây thường hay bị rệp hay các loại côn trùng nhỏ bám vào gây hại. Bạn có thể dùng dung dịch xà phòng pha loãng để xịt lên lá nhằm loại bỏ các loại côn trùng này. Ngoài ra, loại bỏ lá bị sâu bệnh, đem cây đi phơi nắng để giúp lá thêm khỏe mạnh.
VI. Giá cây kim tiền là bao nhiêu?1. Với các loại cây nhỏ, để ở bàn làm việc
Những cây kim tiền nhỏ, có chiều cao chỉ khoảng 20-30cm mà thường dùng để đặt ở bàn làm việc, chúng thường có giá từ 150.000-200.000 đồng/cây. Chúng rất phù hợp để đặt cạnh máy tính, bàn làm việc, cạnh tivi, cạnh nơi uống nước…
2. Với các loại cây trung bình
Những cây kim tiền có kích thước trung bình có chiều cao khoảng 50-60cm thường được đặt tại góc phòng, trang trí cạnh hành lang, quầy thu ngân, lễ tân… Chúng thường có giá từ 250.000-300.000 đồng/cây.
3. Với các loại cây trung bình - khá
Những cây kim tiền trung bình - khá sẽ có chiều cao từ 80-100cm, thường được trồng trong chậu vừa có đặt sỏi. Chúng có giá thành từ 400.000-500.000 đồng/cây, rất phù hợp để trang trí tại quầy tiếp tân, quầy thu ngân, cạnh thang máy, đặt ở góc phòng hoặc ban công, hành lang.
4. Với các loại cây to
Những cây kim tiền có kích thước lớn từ 90-120cm sẽ được trồng trong các chậu sứ sang trọng, có lát sỏi trang trí. Những cây như vậy thường có giá từ 500.000-700.000 đồng/cây. Chúng phù hợp để đặt tại phòng họp, hành lang, những nơi trang trọng.
5. Với các loại cây lớn, cực đại
Những cây kim tiền có kích thước cực đại thường sẽ có giá thành lên đến 1 triệu đồng tùy kích cỡ và loại chậu mà bạn chọn. Chúng thường được đặt tại những nơi trang trọng nhất trong tòa nhà nhằm tạo sự uy nghi, giàu sang, góp phần giúp không gian xung quanh trở nên quý phái, hiện đại hơn.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/cay-kim-tien-y-nghia-phong-thuy-cach-trong-va-cham-soc-c59...Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/cay-kim-tien-y-nghia-phong-thuy-cach-trong-va-cham-soc-c59a8878.html
Nhà - Vườn