Cây lưỡi hổ lá mọc thẳng, đặc trong nhà không tốn nhiều diện tích. Tuy hiếm ra hoa nhưng trông nó lại tràn đầy sức sống. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có thể thanh lọc không khí, hấp thụ formaldehyde trong không khí, tạo môi trường trong lành, thoải mái cho con người, là loại cây cảnh rất tốt cho sức khỏe.
Đáng nói, loại cây cảnh này còn đặc biệt dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc. Thực tế một khi đã thích nghi được với môi trường sống thì tốc độ lớn của cây lưỡi hổ rất nhanh, chỉ khoảng 1 tháng sau khi tách chậu là nó đã có thể mọc chồi mới.
Muốn cây lưỡi hổ phát triển tốt, đất trồng rất quan trọng. Nhưng thực ra cây lưỡi hổ không kén đất lắm, chỉ cần đất thoáng khí, thoát nước tốt là có thể đảm bảo cây phát triển bình thường. Nhưng nếu bón thêm một ít phân bón lót vào đất thì cây sẽ dễ phát triển hơn.
Có thể dùng đất than bùn và đá trân châu trộn thêm một ít phân bánh. Ngoài ra, bạn có thể lót một ít vỏ cây liễu ở 1/3 đáy chậu để làm tầng thoát nước, tăng độ thoáng khí, thoát nước, nhờ đó bộ rễ không bị thối, phát triển khỏe mạnh.
Trong thời kỳ sinh trưởng, cây lưỡi hổ phát triển rất nhanh, chồi non sẽ mọc lên tua tủa và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vào thời điểm này, bạn có thể cho cây lưỡi hổ ăn một số “món khoái khẩu” như 3 loại dưới đây, cây sẽ lớn nhanh như thổi.
Phân trùn quế
Phân trùn quế rất dễ kiếm, bạn có thể nhặt rất nhiều khi ra khỏi nhà, và loại này có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần lên men. Loại phân này rất dễ tan, sẽ ngấm vào đất trồng và được bộ rễ hấp thụ sau khi tưới nước.
Thứ hai, phân trùn quế là một loại phân hữu cơ tự nhiên, giàu phốt pho, kali và các loại axit amin nitrat, có thể đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây lưỡi hổ. Bạn chỉ cần nghiền nhuyễn rồi rắc lên bề mặt đất chậu hoặc trộn với đất trồng đều được.
Bột vỏ trứng
Mọi nhà đều ăn trứng, phổ biến nhất là trứng gà, trên thực tế còn có trứng vịt, trứng ngỗng, trứng cút,… Tuy nhiên ít ai biết rằng vỏ trứng là vũ khí thần kỳ để trồng hoa, có thể điều chỉnh độ axit và độ kiềm của đất, cân bằng giá trị pH, đồng thời có thể bổ sung các nguyên tố đạm, lân, kali để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Nếu dùng trực tiếp thì hiệu quả, cần phải rửa sạch vỏ trứng, phơi khô vài nắng để khử trùng, diệt khuẩn và sau đó nghiền thành bột thì mới sử dụng được. Bón một ít vào đất, các chất dinh dưỡng sẽ nhanh chóng bị phân hủy và được cây hấp thụ, thúc đẩy sự nảy mầm của cây lưỡi hổ.
Bột xương
Cây lưỡi hổ “đói” quá thì bạn cũng có thể cho nó ăn một ít bột xương. Thứ này được tạo ra từ các loại xương như xương gà, xương lợn, xương bò,… Sau khi gom xương lại, bạn hãy luộc qua để khử bớt muối, phơi khô vài nắng cho giòn rồi nghiền thành bột.
Dùng bột xương để làm phân bón lót hoặc bón thúc cho cây lưỡi hổ đều được, cây sẽ cao thêm và nảy mầm liên tục. Sở dĩ như vậy là do trong bột xương có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, nhất là kali, canxi.
Những “món” này cứ 20 ngày một tháng cho lưỡi hổ ăn một lần là được. Ngoài ra, muốn cây lưỡi hổ phát triển tốt bạn không nên tưới nước quá nhiều, cứ 7 đến 10 ngày lại tưới một lần để tránh thối rễ, vì loại cây này chịu được khô hạn.