1. Nguồn gốc
Cây ngọc ngân là loài cây thân thảo thuộc chi Aglaonema (Thường xanh), họ Araceae (Ráy). Cây vốn có nguồn gốc từ miền Nam của Trung Quốc và có mặt ở cả một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hình ảnh của cây ngọc ngân
Chi Aglaonema có tổng cộng khoảng 22 loài khác nhau và cây ngọc ngân nằm trong số đó. Cây thân bẹ, chiều cao cây trung bình từ 20-60cm. Mỗi một gốc có từ 5-6 nhánh. Lá ngọc ngân hình bầu dục, cuống dài bọc quanh thân, viền màu xanh, ở giữa có nhiều đốm trắng cỡ lớn.
Lá ngọc ngân hình bầu dục, cuống dài bọc quanh thân, viền màu xanh, ở giữa có nhiều đốm trắng cỡ lớn
2. Cây ngọc ngân đỏ có tồn tại hay không?
Hiện nay nhiều người cho rằng có tồn tại loài cây ngọc ngân đỏ bên cạnh với loài cây lá xanh đốm trắng quen thuộc. Tuy nhiên đó chỉ là sự nhầm lẫn, bởi loài cây lá đỏ đó thực chất chính là cây vạn lộc. Do hai loại cây này có hình dáng tương đồng với nhau cho nên rất dễ gây ra sự nhầm lẫn. Vậy nên bạn cần phân biệt rõ nếu như muốn trồng cây trong nhà nhé.
Cây ngọc ngân lá xanh và cây vạn lộc lá đỏ
3. Cây ngọc ngân có hoa không?
Cây ngọc ngân hoàn toàn có khả năng nở hoa. Khi trưởng thành, hoa nở thành cụm, mo hoa hình trụ, màu xanh nhạt hoặc trắng, bên ngoài bọc bằng cánh hoa có màu giống lá cây. Để cây ra hoa đẹp yêu cầu đến sự chăm sóc chu đáo, đầy đủ nhất.
Mo hoa hình trụ, có màu xanh nhạt hoặc trắng, cánh có màu xanh trắng giống màu của lá
Theo quan niệm phong thủy, cây ngọc ngân ra hoa đem lại nhiều may mắn và thành công, những nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp.
II. Cây Ngọc ngân trong phong thủy1. Cây ngọc ngân hợp mệnh gì?
Theo Ngũ hành tương sinh, cây ngọc ngân hợp với hầu hết các mệnh, đặc biệt là mệnh Kim.
- Đối với người mệnh Kim: Người thuộc bản mệnh này thường giỏi việc sắp xếp, có đầu óc tổ chức, thích nghi nhanh với thay đổi, có ý chí quyết đoán, kiên định, tập trung vào mục tiêu. Họ trọng nghĩa, khinh tài, thích quảng giao, biết kiềm chế bản thân, nhìn xa trông rộng, thích sự ổn định.
Tuy nhiên, vì tin tưởng vào khả năng bản thân nên họ thường trở nên kém linh động, đôi khi không biết cách tiến lùi phù hợp. Trồng cây ngọc ngân trong nhà sẽ giúp người mệnh Kim khắc chế bớt bản tính của mình, cũng là thu hút may mắn, đem lại an ổn.
- Đối với người mệnh Thổ: Trong ngũ hành, Thổ sinh Kim nên người mệnh này rất hợp với màu nâu, vàng hay trắng, ghi. Cây ngọc ngân có 80% phần lá là màu trắng, nên về cơ bản cây khá phù hợp với mệnh này.
Bên cạnh đó, nếu gia chủ là người mang mệnh Hỏa hoặc mệnh Mộc, khi sở hữu loài cây này cần lưu ý một vài điểm đặc biệt sau:
- Đối với người mệnh Hỏa: Là mệnh khắc chế với mệnh Kim, vậy nên để trung hòa Ngũ hành khi trồng loài cây này, bạn nên chọn chậu cây có màu xanh lá cây hoặc màu nâu đất để bổ trợ mệnh Hỏa.
- Đối với người mệnh Mộc: Do mệnh Kim khắc mệnh Mộc nên để hóa giải sự xung khắc này, gia chủ nên chọn chậu màu mệnh Thủy tức là màu đen, xanh nước biển để bổ trợ sự tương sinh.
Ngoài ra cũng cần để ý vị trí đặt cây sao cho vừa hợp phong thủy, lại vừa giúp cây phát triển xanh tốt toàn vẹn cả đôi đường.
2. Ý nghĩa cây ngọc ngân
- Ý nghĩa về sự may mắn và thịnh vượng
Cái tên ngọc ngân của loài cây này bắt nguồn từ màu sắc của nó, màu trắng chỉ Ngân, màu xanh chỉ Ngọc. Ngoài ra Ngân là “ngân lượng” còn Ngọc ý chỉ “con người”. Theo quan niệm thời xưa, ai mang ngọc bên người thì sẽ tụ lại sinh khí, vận khí quanh đó nên mới có câu “ngọc dưỡng người”. Vậy nên, ngụ ý người sở hữu loài cây này sẽ thu hút tiền vào như nước, kinh doanh buôn bán phát tài phát lộc, của cải đầy nhà.
- Ý nghĩa xua đuổi tà khí
Theo quan niệm phong thủy, cây ngọc ngân còn có ý nghĩa xua đi những điều không may mắn, bất an. Vẻ đẹp thanh tao, quý phái của cây như một tấm bình phong tuy mỏng manh nhưng vô cùng chắc chắn giúp bảo vệ bạn khỏi những tà khí xung quanh.
- Tượng trưng cho ý chí, nỗ lực
Cây ngọc ngân còn tượng trưng cho sức mạnh, ý chí quyết tâm to lớn. Cây còn mang ý nghĩa cho sự vươn lên, tuy thân hình nhỏ bé nhưng lá to khỏe, vươn cao vươn xa thể hiện sức sống mãnh liệt, người có chí hướng quyết tâm cao, sẵn sàng làm việc lớn để thay đổi vận mệnh của bản thân.
- Mang đến cảm giác bình yên
Bày một cây ngọc ngân trên bàn làm việc hay trong nhà sẽ giúp bạn có cảm giác yên tâm, thanh thản, thư thái và bình yên. Cây còn giúp cho không gian sống trong nhà bạn điểm thêm màu xanh thiên nhiên dịu dàng, mát mắt, xóa tan mọi căng thẳng, lo lắng thường ngày.
- Ý nghĩa về một tình yêu chung thủy
Cây ngọc ngân tượng trưng cho một tình yêu dịu dàng, trong sáng; một tình yêu đẹp có khởi đầu và kết thúc hạnh phúc. Chính bởi ý nghĩa đó, các cặp đôi thường tặng cho nhau một chậu cây ngọc ngân với lời chúc và mong muốn về một tình yêu thủy chung, son sắt và hy vọng có một cái kết đẹp cho cuộc tình của mình.
III. Cây ngọc ngân có tác dụng gì?1. Tác dụng trong đời sống
- Cây trang trí: Trang trí góc làm việc xanh mát, thư giãn giải tỏa căng thẳng, tạo không gian làm việc đầy hứng khởi. Cây cỡ lớn trang trí tiền sảnh sẽ giúp tăng thêm vẻ sang trọng, uy nghi cho tòa nhà.
- Cây để bàn tốt cho mắt: Màu xanh của lá giúp mắt người giảm hoa mắt, căng mắt khi làm việc nhìn màn hình máy tính quá lâu.
Cây ngọc ngân để bàn
- Thanh lọc không khí: NASA đã xếp loài cây ngọc ngân này vào danh sách 10 loại cây lọc và khử độc không khí tốt nhất. Phiến lá rộng, hấp thụ tốt các chất độc hại có trong không khí. Lọc bụi bẩn và các vi khuẩn gây dị ứng hô hấp, giảm bớt các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi có trong không khí.
2. Cây ngọc ngân có độc không?
Cây ngọc ngân thuộc họ Ráy nên có chứa chất Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận, đặc biệt là nhựa cây. Nếu vô tình nuốt phải hay chạm vào miệng sẽ gây ra các triệu chứng tê môi, sưng lưỡi, ngứa họng, khó thở… Vì vậy, cần đặt cây xa tầm với của trẻ nhỏ và thú cưng, nên đeo găng tay hoặc sử dụng dụng cụ làm vườn khi chăm sóc, cắt tỉa lá cây.
3. Vị trí đặt cây ngọc ngân trong nhà
Là loài cây xanh tốt, ít rụng lá nên vị trí đặt cây rất linh hoạt. Bạn có thể bố trí đặt chậu cây ngọc ngân trên bàn làm việc để cung cấp không khí tươi mới khiến tinh thần trở nên sảng khoái; đặt tại hành lang văn phòng, trung tâm thương mại để mục đích trang trí.
4. Có nên để cây ngọc ngân trong phòng ngủ?
Khác với một số loài cây cảnh, cây ngọc ngân vào ban đêm có khả năng hấp thụ khí độc và các loại vi khuẩn có hại trong không khí. Ngoài ra, cây sẽ cung cấp khí oxy trong lành và chất lượng trong khi bạn đang ngủ. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể đặt loài cây này ở trong phòng ngủ mà không phải lo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
IV. Cách trồng cây ngọc ngânChuẩn bị đất trồng
Bạn có thể trộn đất với phân vi sinh, hữu cơ tốt cho cây trồng, hoặc trộn thêm mùn cưa, vỏ trấu đã hoai mục để tạo độ tơi xốp, cung cấp dinh dưỡng cho cây ngọc ngân phát triển. Ngoài ra đất trồng cần có độ pH trung tính, dễ thoát nước cho rễ khi trồng.
1. Cách trồng cây ngọc ngân trong chậu đất
Đầu tiên, bạn cho đất vào chậu, hơi nén nhẹ rồi khoét một lỗ vừa phải ở chính giữa. Cây ngọc ngân khi mua về bạn hãy rửa sạch rễ, cắt bỏ rễ bị thối, sâu bệnh sau đó đặt vào lỗ vừa khoét. Dùng tay vun lấy kín gốc, hơi vồng lên sau đó tưới nước ướt gốc, để ráo rồi cho cây vào chỗ râm mát. Tưới nước dạng phun sương đều đặn cứ 1-2 ngày tưới một lần.
Cây ngọc ngân trồng trong chậu đất
2. Cách trồng cây ngọc ngân thủy sinh
Cây ngọc ngân hoàn toàn có thể trồng trong bình thủy tinh dưới dạng thủy sinh thay vì trồng trong chậu đất như bình thường. Bạn chỉ việc cho cây vào trong bình thủy tinh trong suốt có thể nhìn thấy được, cố định thân cây nằm thẳng trong bình bằng dây thép hoặc rải sỏi vào bên trong. Sau đó, tưới nước ngập bình để cây có thể hút nước mà sinh trưởng. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha thêm dung dịch dưỡng cây vào trong nước để giúp cây mau lớn và cho ra hoa đẹp.
Cây ngọc ngân trồng thủy sinh
V. Cách chăm sóc cây ngọc ngân1. Ánh sáng
Cây ngọc ngân có lá màu xanh đốm trắng lớn, phù hợp với ánh sáng bóng râm hoặc ánh sáng nhẹ, không đặt cây nơi có ánh sáng hay nắng gắt chiếu trực tiếp. Một tuần cho cây ra ngoài ánh nắng tự nhiên 1 lần vào khung giờ từ 7-9h sáng, sau đó đặt vào chỗ cũ.
2. Tưới nước
Cây ngọc ngân là loài thực vật ưa ẩm nhưng không trữ nước. Bạn nên dùng bình xịt phun sương phun cho cây từ 1-2 ngày một lần để giữ ẩm cho đất. Nếu cây được đặt trong phòng máy lạnh thì không được phun trực tiếp lên lá, mà chỉ nên phun sát gốc và phần đất trồng mà thôi. Vào mùa đông, giảm tưới nước nhưng không để cây bị khô hoàn toàn.
3. Nhiệt độ
Cây ngọc ngân không thích hợp sống nơi có nhiệt độ thấp hơn 18 độ C. Nhiệt độ để cây phát triển tốt là từ 19-25 độ C. Đặt cách xa cửa sổ hoặc lỗ thông hơi, nơi có khí nóng phả vào cây.
4. Dinh dưỡng
Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân vô cơ cho cây trong giai đoạn mới trồng và giai đoạn sinh trưởng tách nhánh. Bón thúc cho cây từ 2-3 tuần/lần, bón cách xa cây từ 10cm để tránh gây chết cây.
5. Phòng ngừa các loại sâu bệnh
- Cây ngọc ngân chủ yếu bị bệnh vàng lá do thiếu dinh dưỡng, lúc đó hãy tăng cường bón phân dinh dưỡng cho cây, thay đất nếu cần.
- Các loài ve, nhện, badnavirus, rệp, nấm là những loại gây hại cho cây. Thỉnh thoảng bạn nên để ý kiểm tra, nếu phát hiện thì dùng thuốc bảo vệ thực vật chuyên dùng cho cây cảnh để loại trừ.
VI. Tham khảo giá cây ngọc ngânHiện nay, bạn có thể tìm mua cây ngọc ngân ở bất cứ cửa hàng cây cảnh, vườn ươm nào hoặc trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki với mức giá dao động 86.000-250.000 đồng/cây.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/cay-ngoc-ngan-hop-tuoi-menh-gi-va-cach-trong-cham-soc-c59a...Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/cay-ngoc-ngan-hop-tuoi-menh-gi-va-cach-trong-cham-soc-c59a8550.html
Nhà - Vườn