Cây vạn lộc thuộc họ ráy, sống lâu năm, danh pháp khoa học là Aglaonema rotundum pink có nguồn gốc từ Indonesia, Thái Lan.
Hình ảnh cây vạn lộc
Đặc điểm nhận dạng cây vạn lộc là thân cây màu xanh lục, lá cây non có màu hồng nhạt, viền màu xanh và nhiều các đốm màu xanh dọc theo viền và gân lá. Lá càng già thì các đốm màu xanh càng ít đi, thay vào đó là màu hồng đỏ trải rộng khắp mặt lá, khi này gọi là cây vạn lộc đỏ.
Ngoài ra, còn có cây vạn lộc xanh (hay còn gọi là cây vạn lộc trắng) mang vẻ đẹp hài hòa, nhẹ nhàng và có phần tinh tế nhờ sự đan xen giữa hai màu xanh và trắng.
Cây ưa ánh sáng nhẹ, bóng râm, thích hợp trồng trong nhà. Cây được trồng ở 2 dạng là trồng đất ở trong chậu và trồng thủy sinh.
Cây vạn lộc trồng thủy sinh
II. Phân biệt cây vạn lộc và cây phú quýHiện nay, nếu không nhìn kỹ nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa cây vạn lộc và cây phú quý vì hai cây này khá giống nhau, đều thuộc họ ráy. Dưới đây là hình ảnh nhận biết hai loài cây này.
Cây phú quý có hình dáng tương tự như cây vạn lộc nhưng màu của thân cây phú quý là màu hồng nhạt còn cây vạn lộc là màu xanh. Lá cây phú quý có hình thon nhọn, viền màu đỏ tím và giữa màu xanh lục trong khi đó cây vạn lộc viền màu xanh lá cây và giữa là màu hồng có đốm xanh.
III. Cây vạn lộc hợp mệnh gì?- Cây vạn lộc đỏ mang màu của lửa nên rất hợp với những người mang mệnh Hỏa. Người thuộc bản mệnh này thường năng động, thích thử thách, ưa mạo hiểm nhưng dễ gặp trở ngại, nguy nan do tính cách bốc đồng. Vì vậy, trồng cây vạn lộc sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Khi trồng, nên chọn những chậu có màu lạnh như xanh, trắng để làm dịu bớt và khiến số mệnh ổn định hơn.
- Bên cạnh đó, người mệnh Thổ có tính cách bền bỉ và vững chãi cũng rất phù hợp với cây vạn lộc, có thể đón nhiều may mắn, tài lộc vào nhà mà không sợ nguy hiểm như mệnh Hỏa.
- Tương tự, người mệnh Thủy cũng có thể trồng cây vạn lộc trong nhà. Tuy nhiên trồng cây bằng cách thủy sinh sẽ mang đến hiệu quả lớn nhất.
Cây phù hợp khi để bàn làm việc, bàn trà phòng khách, cạnh cửa sổ, trang trí quán cà phê, phòng đọc sách,...
Cây vạn lộc để bàn
IV. Ý nghĩa cây vạn lộcTrong tiếng Hán, từ vạn đại diện cho số lượng rất lớn. Từ lộc là phúc lộc, tiền bạc và sự may mắn trong cuộc sống. Ý nghĩa cái tên của cây vạn lộc chỉ tài lộc nhiều không bao giờ hết, đặc biệt là trong những dịp cây nở hoa.
Nhiều người rất ưa chuộng cây vạn lộc đỏ bởi màu đỏ là màu mang lại sự may mắn và điềm lành. Bày cây vạn lộc đỏ ngay tại phòng khách giúp gia chủ thuận lợi và gặp nhiều may mắn trong công việc, hạn chế xui rủi trong kinh doanh.
Cây vạn lộc xanh có sự kết hợp giữa màu trắng và xanh tạo nên không gian quý phái, thanh nhã, có thể xua đuổi những điều không lành cho gia đình.
V. 2 cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc1. Cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc trong chậu
Chuẩn bị:
- Chậu trồng: Chậu trồng bên dưới có lỗ thoát nước và rộng bằng 90% tán cây
- Đất trồng: Cần đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng
- Cây giống: Có thể sử dụng cây con hoặc tách chồi từ bụi cây
Cách trồng cây:
- Đổ đất chiếm 1/4 chậu cây, đặt cây vào chính giữa chậu, giữ cho thẳng rồi lấp đất đầy kín gốc.
- Dùng tay nén nhẹ để đất giữ chắc cây, không bị nghiêng vẹo
- Dùng bình phun nước tưới đều lên cây, ẩm phần đất thì thôi. Không tưới nhiều tránh cây bị úng nước, vàng lá.
Chăm sóc cây:
- Ánh sáng và nhiệt độ: Trồng xong để cây vào chỗ mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Khi trồng được 1 tuần có thể mang vào trong nhà để bàn. Khoảng 2,3 ngày vào buổi sáng thì mang ra tắm nắng 1 đến 2 giờ rồi lại cho vào trong nhà, như vậy cây phát triển đều, tốt hơn.
- Đất: Khi trồng đã dùng đất ủ tơi xốp, phân lân đầy đủ nên trong khoảng 3 tháng đầu không cần bổ sung thêm, sau 3 tháng có thể bón thêm phân cho cây phát triển.
- Nước: Tưới nước đều mỗi ngày 1 lần dạng phun sương, để cây thẩm thấu từ từ, không dội nước trực tiếp vào cây, thoát nước không kịp cây sẽ bị úng.
- Phân bón: Bổ sung phân bón NPK cho cây sau từ 3 đến 4 tháng, bón thúc đều quanh tán cây.
2. Cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc thủy sinh
Chuẩn bị:
- Chọn bình thủy tinh trong suốt và một nắm đá trắng để cố định cây
- Chọn cây vạn lộc từ 2 đến 3 cây khỏe mạnh, tách bỏ phần đất dính ở rễ cây rồi rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ bùn đất sau đó dùng kéo cắt tỉa các rễ thối, lá úa.
Cách trồng cây:
- Pha nước dung dịch: Tỉ lệ 5ml dung dịch dinh dưỡng thủy canh Trimix – DT (1 nắp đầy) + 1 lít nước, lắc hoặc khuấy đều.
- Đổ dung dịch vào bình rồi đặt cây vào ngập phần 3/4 rễ cây. Giữ cố định cây cho thẳng đứng chính giữa rồi cho vài viên đá trắng vào để cố định giúp cây đứng thẳng. Nếu số lượng cây vừa với bình thủy tinh mà trồng vào tỏa đều ra thì không cần đá trắng.
Nếu không dùng dung dịch để trồng thủy sinh bạn có thể thay thế bằng nước sạch để trồng nhưng thời gian thay nước nên là 1 tuần một lần.
Cách chăm sóc cây:
- Nếu dùng nước máy thì nên bơm ra, để qua đêm để bay hết clo rồi mới thay cho cây.
- Thêm nước hàng ngày nếu để cây trong phòng lạnh và thời tiết oi nóng nước bay hơi nhiều.
- Khi vệ sinh, thay nước cho cây thì rửa sạch cả đá trắng để loại bỏ rêu mốc.
- Không đổ trực tiếp dung dịch pha loãng lên thân cây.
VI. Cây vạn lộc có độc không?Đến giờ, các nhà khoa học chưa đưa ra bằng chứng cụ thể nào chứng minh cây vạn lộc có độc. Tuy vậy, cây vạn lộc là loại cây thuộc họ Ráy nên có thể gây ngứa. Vì vậy, khi trồng trong nhà nên cẩn thận để xa tầm với của trẻ nhỏ. Trong trường hợp dính nhựa cây vạn lộc, bạn có thể rửa bằng nước muối ấm để hạn chế các tác hại.
VII. Cây vạn lộc giá bao nhiêu? Mua ở đâu?Cây vạn lộc là một loài cây phổ biến nên bạn có thể tìm mua ở hầu hết các cửa hàng bán cây cảnh. Giá của cây vạn lộc có thể giao động từ 100.000-300.000 đồng.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/cay-van-loc-co-y-nghia-gi-cach-nhan-biet-voi-cay-phu-quy-c...Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/cay-van-loc-co-y-nghia-gi-cach-nhan-biet-voi-cay-phu-quy-c59a8079.html
Nhà - Vườn