Khi thời tiết đã bắt đầu nóng dần lên, đã đến lúc cất gọn những bộ chăn gối dày cộm của mùa đông và chuyển sang dùng thứ gì đó nhẹ nhàng hơn cho mùa hè. Sau đây là một số bước để giúp bạn có thể bảo quản chăn gối dễ dàng, không lo mùi hôi hay ẩm mốc khó chịu.
1. Giặt sạch chăn gối thật kỹTrước khi cất chăn gối, điều quan trọng nhất là phải làm sạch nó thật kỹ. Điều này sẽ giúp giúp loại bỏ bụi bẩn hoặc một số chất gây dị ứng có thể tích tụ trong suốt những tháng mùa đông vừa qua. Phần vỏ chăn, vỏ gối bạn hãy đem giặt thật sạch trong máy giặt, trong khi ruột chăn, ruột gối sẽ được mang đi để phơi khô.
Trong trường hợp chiếc chăn của bạn là loại chăn bông to, hoặc phần ruột bên trong không thể nào tách rời ra được, hãy đem chúng vào trong máy giặt cùng với nước giặt có khả năng tẩy rửa nhẹ nhàng. Tiếp theo tiến hành giặt với chế độ nước nóng để các chất bẩn, vi khuẩn, mùi hôi bên trong được xử lý. Cuối cùng khi đã giặt xong, bạn hãy tiến hành đem phơi khô chiếc chăn như bình thường.
2. Phơi thật khô dưới ánh nắngSau khi đã giặt sạch vỏ chăn gối, hãy đem chúng cùng với ruột bên trong đi phơi khô dưới ánh nắng mùa hè. Ánh nắng sẽ giúp loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn còn tích tụ bên trong, khiến chăn gối trở nên sạch sẽ hơn.
3. Gấp gọn đúng cáchKhi chăn gối đã khô và sạch sẽ, bạn hãy gấp gọn chúng lại để chúng không bị biến dạng quá nhiều trong quá trình cất giữ. Đồng thời việc này còn giúp chăn gối lưu giữ mùi hương sau khi giặt được dài lâu hơn.
4. Cất vào túi để bảo quảnĐể bảo vệ chăn gối của bạn khỏi bụi bẩn và côn trùng sau khi giặt xong, hãy cất chúng vào trong túi bảo quản thoáng khí. Tránh sử dụng túi nhựa không được hút chân không, vì chúng có thể giữ hơi ẩm và khiến nấm mốc hình thành bên trong. Sử dụng các loại túi bảo quản bằng vải hoặc túi bảo quản hút chân không là một lựa chọn phù hợp.
5. Cất vào nơi phù hợpKhi cất chăn gối, bạn hãy chọn vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu tới. Một chiếc tủ quần áo hoặc một chiếc thùng đặt ở dưới gầm giường sẽ là một lựa chọn tốt để cất giữ chăn gối. Tránh bảo quản chúng trong môi trường ẩm ướt, bởi vì điều này có thể khiến nấm mốc, vi khuẩn có cơ hội hình thành, làm chăn gối bị mốc và có mùi cực khó chịu.
6. Kiểm tra túi đựng chăn gối định kỳBạn nên kiểm tra túi đựng chăn gối của mình định kỳ mỗi tháng. Điều này có thể hơi cẩn thận thái quá, nhưng sẽ giúp bạn biết được rằng liệu chăn gối của mình có đang được bảo quản tốt, có đang bị côn trùng tấn công hay không. Nhờ đó bạn sẽ có được bộ chăn gối thơm tho, sạch sẽ hoàn hảo cho mùa đông cuối năm.
Bảo quản đệmBên cạnh chăn gối, đệm cũng là thứ mà chúng ta cần mang đi làm sạch rồi bảo quản khi mùa hè tới. Tuy nhiên hiện nay có nhiều loại đệm khác nhau như đệm lò xo, đệm cao su, đệm bông ép,... Vì vậy cách bảo quản cho từng loại đệm này sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn qua từng bước sau đây.
1. Làm sạch đệmĐối với các loại đệm nói chung, phần vỏ bọc bên ngoài sẽ được mang đi giặt sạch sẽ tương tự như với vỏ chăn, vỏ gối. Sau đó hãy sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn còn bám lại trên mặt đệm trước khi tiến hành làm sạch phần còn lại. Nếu như máy hút bụi không thể làm sạch được hết bụi bẩn của đệm, hãy mang nó ra ngoài sân rồi dùng một chiếc gậy để đập đều cả hai mặt đệm. Điều này sẽ giúp bụi bẩn còn sót lại bay ra hết, sau cùng hút bụi lại lần nữa sẽ giúp đệm sạch sẽ hoàn toàn. Cách làm này áp dụng được cho tất cả các loại đệm.
Trong trường hợp phần mặt đệm có dính vết ố bẩn cần làm sạch, bạn có thể sử dụng một số loại chất tẩy rửa nhẹ nhàng và an toàn cho đệm, hoặc dùng baking soda trộn với dấm cùng nước nóng để làm sạch mặt đệm dễ dàng. Cuối cùng sau khi vệ sinh mặt đệm xong, hãy đem phơi đệm cho khô ráo.
2. Phơi khô dưới ánh nắngĐệm sau khi được làm sạch và không còn bụi bẩn, hãy mang nó đi phơi thật khô ráo dưới trời nắng. Điều này sẽ giúp mùi hôi và ẩm mốc không còn tích tụ trên đệm. Tuy nhiên không phải loại đệm nào cũng có thể phơi trực tiếp dưới nắng, riêng đệm cao su và đệm lò xo chỉ nên được phơi khô ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu đến để không làm hỏng kết cấu của đệm.
3. Cất đệm vào túi để bảo quảnSau khi đã phơi khô đệm trong nhiều ngày, hãy cất chúng vào trong túi để bảo quản. Đệm nên được cất vào trong túi nilon dày hoặc túi bọc đệm bằng nhựa thoáng khí. Điều này sẽ giúp đệm không bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, cũng như ngăn ngừa côn trùng, ẩm mốc có thể làm ảnh hưởng. Từ đó giúp đệm sạch sẽ và không có mùi khó chịu khi sử dụng vào lần tiếp theo.
4. Cất đệm vào nơi phù hợpTương tự như chăn gối, bạn nên cất đệm ở những nơi thoáng mát, khô ráo và không ẩm ướt. Từ đó chiếc đệm của bạn sẽ sạch sẽ, an toàn và không lo bị mùi hôi khó chịu.
5. Kiểm tra túi đựng đệm định kỳThỉnh thoảng kiểm tra túi đựng đệm của bạn để biết rằng chúng không bị côn trùng tấn công hay bị ẩm mốc ảnh hưởng.
Một số lưu ý trong quá trình bảo quản chăn đệmSau đây là một số điều mà bạn cần lưu ý trong quá trình bảo quản, giặt giũ chăn đệm khi mùa hè đến:
- Nếu vỏ chăn, gối, đệm của bạn bị ố bẩn lâu ngày, đừng giặt chúng với nước lạnh mà hãy giặt với nước nóng. Nhớ rằng nước nóng cần phải có nhiệt độ phù hợp với chất liệu vỏ chăn gối mà bạn đang sử dụng.
- Phơi chăn đệm dưới ánh nắng Mặt Trời là cách hiệu quả để khử mùi hôi và ẩm mốc. Cứ 2 - 3 tháng một lần, hãy tiến hành phơi chăn đệm nhé. Ngoài ra không phải loại đệm nào cũng có thể phơi trực tiếp dưới ánh nắng.
- Đối với các loại chăn kích thước lớn không nhét vừa trong máy giặt, bạn hãy nên giặt tay với nước giặt có khả năng tẩy rửa tốt và không gây hại cho chất liệu của chăn.
- Khi phơi khô chăn đệm, hãy bảo quản chúng trong túi nilon, túi hút chân không hoặc các túi đựng dày dặn, chắc chắn. Điều này sẽ giúp chăn đệm không bị ẩm mốc và côn trùng tấn công.