- Tên tiếng Đức: Teckel.
- Tên tiếng Anh: Dachshund.
- Tên tiếng Việt: lạp xưởng.
Hình ảnh chó lạp xưởng Dachshund
Chó lạp xưởng được những người thợ rừng Đức phát triển trong nhiều năm vào thế kỷ 18 và 19. Vào những năm 1950, chúng trở thành một trong những giống chó gia đình phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Loài chó này hiếm khi được sử dụng làm chó săn ở Hoa Kỳ hoặc Anh nhưng được sử dụng phổ biến ở các khu vực khác của châu Âu, đặc biệt là Pháp. Ngày nay, Dachshund đứng thứ 6 trong số 155 giống chó được AKC công nhận.
II. Đặc điểm của chó lạp xưởng1. Đặc điểm ngoại hình
Chó lạp xưởng Dachshund được chia thành 3 loại chính:
- Chó lạp xưởng tiêu chuẩn (Standard Dachshund)
Là giống chó lạp xưởng lông mượt và thuần chủng với chiều cao từ 30-35cm và cân nặng vào khoảng 9-15kg.
- Chó lạp xưởng mini (Miniature Dachshund)
Giống chó mini thường có chiều cao từ 20-25cm, nặng khoảng 4-5kg. Chúng là giống chó lạp xưởng lông ngắn với sự lai tạo của chó lạp xưởng thuần chủng với dòng chó Đức Spaniel.
- Chó lạp xưởng đồ chơi (Toy Dachshund)
Chúng có chiều cao vào khoảng 15-20cm, cân nặng khá nhẹ chỉ khoảng 3,5kg. lạp xưởng Toy là kết quả của phép lai tạo giữa chó lạp xưởng thuần chủng với dòng Terriers và Schnauzers. Đây là dòng chó lạp xưởng lông dài.
Chó lạp xưởng là giống cảnh khuyển thân dài, chân ngắn, trông khá giống một cây lạp xưởng. Đầu và mõm chó dài, bụng hóp sâu, cơ ngực săn chắc. Mắt hơi lồi, đặc biệt là tai chúng khá to và buông thõng xuống hai bên má trông cực đáng yêu. Vì mục đích ban đầu trong việc lai tạo là dùng để đi săn các loài động vật trong hang như thỏ, chuột,… nên bốn chân ngắn và thân hình nhỏ bé đã trở thành ưu điểm của dòng chó lạp xưởng.
Dựa vào màu sắc của lông, giống chó thân dài này gồm có 2 loại màu chính: Màu đơn sắc và màu pha. Với những bé cún sở hữu màu lông đơn sắc, một màu lông sẽ phủ hầu hết cơ thể của cún. Màu lông chủ yếu là màu đen hoặc nâu đồng. Phần mõm, hóp bụng và 4 chân của chúng có màu sáng hơn như màu vàng, hạt dẻ.
2. Đặc điểm tính cách
- Luôn năng động và hoạt bát
Vốn mang bản tính của loài đi săn, chúng luôn có một nguồn năng lượng lớn, cực kỳ năng động và hoạt bát. Chúng hay vui đùa, chạy nhảy và thậm chí còn đào, bới đất cát. Do đó, giống chó này thích hợp với những không gian thông thoáng.
Chó lạp xưởng thích sự ồn ào, chúng sủa rất nhiều và lớn. Đây cũng là lý do chúng thích hợp để canh giữ nhà cửa.
- Nhỏ bé nhưng đầy dũng cảm
Giống như các dòng chó săn khác, Dachshund là một giống chó dũng cảm, tinh thần lại luôn sẵn sàng chiến đấu. Khi nhận thấy mối nguy hiểm cho chủ nhân, chúng sẵn sàng vào thế tấn công bất kể đối thủ có là giống chó to lớn hơn mình cũng không hề e ngại.
- Trung thành, thân thiện với trẻ nhỏ
Các chuyên gia luôn khuyến khích việc nuôi chó lạp xưởng từ bé vì bản tính trung thành của chúng. Giống chó này rất quấn chủ, chỉ nghe lời của chủ nhân nên nếu nhận nuôi chó từ người đã nuôi trước đó, chúng có thể sẽ chống lại bạn. Với những gia đình có con nhỏ, bạn cũng có thể hoàn toàn an tâm khi chăm Dachshund. Tuy là chó săn nhưng giống chó này lại rất thân thiện với trẻ em. Nếu quá bận rộn, bạn có thể để các bé chơi cùng Dachshund mà không cần lo nghĩ gì.
- Đôi khi hơi bướng bỉnh
Chó lạp xưởng trung thành nhưng đôi khi, vì không muốn, chúng có thể chống đối và không thực hiện. Nếu bạn quát mắc hay dùng vũ lực, chúng sẽ trở nên cáu kỉnh và bướng hơn.
Việc huấn luyện cho chó lạp xưởng theo đó cũng phải kiên nhẫn hơn. Bạn nên ôn tồn và nghiêm túc vừa phải khi huấn luyện chúng. Điều này sẽ giúp chúng phân biệt được những điều nên và không nên làm. Đồng thời, việc ra lệnh với chó lạp xưởng sau này cũng dễ dàng hơn.
III. Màu lông chó lạp xưởngChó lạp xưởng màu loang
Chó lạp xưởng màu đen
Chó lạp xưởng trắng
Chó lạp xưởng đốm
Chó lạp xưởng màu bò sữa
Chó lạp xưởng nâu
Chó lạp xưởng màu vàng
IV. Các giống chó lạp xưởng lai phổ biến1. Chó lạp xưởng lai Nhật
Đây là dòng chó lạp xưởng lai được nhiều người biết đến nhất, phổ biến cả trên thế giới lẫn Việt Nam. Là sản phẩm của sự kết tinh giữa hai dòng chó hoạt bát, lanh lợi nên những con chó lai rất đáng yêu, ngộ nghĩnh và cực kỳ năng động. Chúng sở hữu đôi tai hình tam giác của dòng chó Nhật, 4 chân ngắn và thân dài điển hình của chó lạp xưởng.
2. Chó lạp xưởng lai phốc sóc
Còn gọi là Dameranian. Chó lạp xưởng thường rất bướng bỉnh nhưng khi lai với phốc sóc, trở nên dễ bảo hơn rất nhiều. Giống chó này sở hữu ngoại hình vô cùng dễ thương.
3. Chó lạp xưởng lai Poodle
Còn được gọi là Doxiepoo. Giống chó này không rụng lông nên là sự lựa chọn lý tưởng cho những người thích gọn gàng, sạch sẽ. Hơn nữa, ngoại hình của chúng cũng rất đáng yêu.
4. Chó lạp xưởng lai Fox
Con lai nếu gen của lạp xưởng trội hơn thì sẽ có thân dài và chân siêu ngắn, còn gen của chó Fox trội hơn thì sẽ có đôi tai cụp chứ không phải rủ xuống. Đôi khi sau quá trình lai lại cho ra những con không giống gì với đặc trưng của bố mẹ như đôi tai vểnh lên, lưng ngắn và chân dài. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
5. Chó lạp xưởng lai Pug
Còn gọi là Daug. Giống chó này chân lùn cộng với thân hình béo và tròn trông như một cục mỡ di động đáng yêu. Kích cỡ khuôn mặt to vừa phải, phần mõm không quá nhọn như Dachshund, cũng không quá to tròn như Pug.
V. Chó lạp xưởng giá bao nhiêu?- Giống chó được nhân giống tại Việt Nam
Vì điều kiện khí hậu, môi trường nên giống chó tại Việt Nam sẽ có những hạn chế nhất định về ngoại hình. Giá của một con có thể dao động từ 8 triệu đồng trở lên.
- Giống chó nhập khẩu
Với những giống được nhập về từ Thái Lan, thuần chủng thì giá sẽ từ trên 40 triệu. Với những giống được nhập về từ Châu Âu không dưới 4.000 USD. Giống chó lạp xưởng thuần chủng, lông đẹp, thể hình tốt thì giá sẽ lại càng cao.
VI. Cách nuôi chó lạp xưởng1. Chó lạp xưởng ăn gì?
Chó lạp xưởng tuy nhỏ bé nhưng sức ăn rất đáng nể. Chúng ưa vận động nên thường ăn các loại thức ăn có protein lớn. Với thức ăn tự nhiên, bạn nên cho chúng dùng thịt bò, thị gà hoặc nội tạng động vật. Điều này sẽ tốt cho việc phát triển xương cũng như cơ bắp.
Hệ tiêu hóa của chó lạp xưởng rất tốt nên có thể ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, không nên cho ăn quá nhiều vì dễ gây ra bệnh tiểu đường. Đặc biệt, bạn nên hạn chế cho ăn quá nhiều chất béo sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng.
2. Chăm sóc lông
Một điều khá dễ thở khi chăm sóc chó lạp xưởng lông ngắn là không cần cầu kỳ chải chuốt. Lông của chúng rất ngắn và mượt, không bị bết dính hay rối. Giống chó này ít rụng lông nên bạn không cần tốn quá nhiều thời gian để tắm táp cho chúng.
Với các bé chó lạp xưởng lông dài thì việc chăm sóc sẽ tốn thời gian hơn một chút, cần chải lông cũng như tắm thường xuyên. Điều này không chỉ tránh tình trạng rụng lông mà còn khiến bộ lông luôn mềm mại, mượt mà. Để giúp Dachshund dễ dàng hoạt động, bạn nên cho chúng đi cắt tỉa thường xuyên.
3. Vệ sinh cơ thể
Chó lạp xưởng là một giống khá nhạy cảm với thời tiết. Vào mùa hè, bạn nên chăm chỉ tắm cho chúng khoảng 2-3 ngày/lần. Khi tiết trời lạnh thì nên dùng nước ấm để tắm. Số lần tắm vào mùa đông cho chúng cũng ít hơn, chỉ khoảng từ 1-2 tuần/lần.
Sở dĩ nên tắm thường xuyên là bởi chó lạp xưởng rất thích đào bới nên chân của chúng thường rất bẩn. Nếu để lâu, sẽ hình thành môi trường lý tưởng cho các loại bọ rận hay vi khuẩn. Đây cũng là lý do mà lạp xưởng cần được uống tẩy giun đều đặn 2 lần/năm.
Tai của chó lạp xưởng rất lớn và thường xuyên ôm sát mặt. Vì thế mà chúng dễ tích tụ bụi bẩn vào. Khi tắm rửa, bạn cũng nên dùng bông để làm sạch tai cho chúng. Có thể dùng một số loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch tốt hơn.
Việc vệ sinh cơ thể ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của chó lạp xưởng. Nếu được sống trong môi trường tốt, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài từ 12-15 năm.
VII. Chó lạp xưởng có rụng lông không?Chó lạp xưởng là đại diện của nhóm chó chân lùn có mặt trong danh sách các giống chó ít bị rụng lông. Lông của chúng siêu ngắn, dính sát vào da và hầu như không rụng quanh năm, không đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian để chăm sóc, chải chuốt.
Hình chó lạp xưởng dễ thươngNguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/cho-lap-xuong-co-than-hinh-ngo-nghinh-nhu-bi-photoshop-c59...Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/cho-lap-xuong-co-than-hinh-ngo-nghinh-nhu-bi-photoshop-c59a11367.html
Cá cảnh đẹp