Một người chủ nhà đã quyết định thuê một đội thợ xây, kĩ sư uy tín nhất về để làm sàn nhà cho căn hộ mới. Tuy nhiên trong quá trình nhóm thợ này thi công, chủ nhà để ý thấy họ đã dùng rất nhiều quả bóng nhựa rỗng để lót vào sàn nhà khi xây. Tưởng những người này ăn gian, rút ruột công trình, chủ nhà lên tiếng trách móc, nhưng cuối cùng khi nghe những người này giải thích, người đàn ông này mới "vỡ lẽ" và bất ngờ vô cùng.
Giống như ông chủ nhà trên, có thể nhiều người nghe tới công nghệ dùng bóng nhựa rỗng tái chế để lót giữa sàn nhà sẽ “nghi ngờ” về chất lượng, tính thực tế và độ chắc chắn của nó. Tuy nhiên thực tế, công nghệ này đã được nhiều công trình, thậm chí là nhiều thiết kế nhà ở gia đình áp dụng cách đây vài năm bởi tính tiết kiệm và nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại sàn nhà khác.
Công nghệ sàn bóng rỗng Bubbledeck có nguồn gốc từ Đan Mạch.
Công nghệ lót sàn bằng bóng nhựa rỗng, hay còn gọi là sàn bóng Bubbledeck xuất phát từ Đan Mạch, do giáo sư Jorgen Breuning (Đan Mạch) sáng chế vào năm 1993. Ngay từ những năm đầu thành lập công nghệ này đã được sử dụng rất thành công tại Châu Âu, sau đó phát triển rất nhanh và được cả thế giới biết đến.
Sử dụng sàn bóng BubbleDeck rất linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, bảo quản tính mỹ quan cho công trình hay ngôi nhà của bạn.
Sàn bóng Bubbledeck là công nghệ sử dụng những quả bóng bằng nhựa để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở phần giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng kết cấu. Những quả bóng rỗng được sử dụng để lót vào phần thớ giữa của sàn gần như làm từ nhựa Styrofoam tái chế, một loại nhựa mềm dẻo được biết đến với khả năng chịu nhiệt cao.
Những quả bóng rỗng được sử dụng để lót vào phần thớ giữa của sàn gần như làm từ nhựa Styrofoam tái chế, một loại nhựa mềm dẻo được biết đến với khả năng chịu nhiệt cao.
Sàn bóng rỗng dựng trên cột bê tông cốt thép, hình thành khung bê tông bền vững, không cần giằng ngang và các tác vụ khác để đạt được yêu cầu về kết cấu, chống cháy và cách âm. Hệ sàn bóng Bubbledeck cho phép giảm 50% tải trọng bản thân của công trình, loại sàn này có cùng bề dày nhưng lại nhẹ hơn sàn bê tông tới 35%. Sàn không cần dầm nên còn giảm được chiều cao công trình, dễ dàng hơn cho việc bài trí, thiết kế nội thất theo ý thích.
Hiện nay, nhiều công trình lớn nhỏ như nhà chung cư, căn hộ, bãi đỗ xe, văn phòng, khách sạn, trường học, bệnh viện, công trình công nghiệp,…đều lựa chọn sử dụng sàn bóng rỗng vì tính hữu dụng mà công nghệ này mang lại.
Các loại sàn bóng Bubbledeck
Theo cấu tạo, sàn bóng Bubbledeck được chia ra làm 3 loại sàn:
- BubbleDeck loại A: Module cốt thép, dạng cấu kiện “lưới bóng” gồm những quả bóng nhựa rỗng chế tạo sẵn được đặt trên ván khuôn truyền thống và đổ bêtông trực tiếp tại công trường.
- BubbleDeck loại B: Cấu kiện bán toàn khối, phần đáy của lưới bóng nhựa được cấu tạo một lớp bê tông đúc sẵn dày 60mm thay cho ván khuôn truyền thống tại công trường.
- BubbleDeck loại C: Tấm sàn thành phẩm, sản phẩm phân phối tới chân công trình dưới dạng tấm bê tông đã có lớp lưới bóng ở giữa hoàn chỉnh.
Theo cấu tạo, sàn bóng được chia làm 3 loại A, B, C như trên.
Thông thường tấm sàn loại B tiết kiệm chi phí nhất vì nó không cần ván khuôn như loại A và giảm được chi phí vận chuyển cùng những yêu cầu khác thay vì sử dụng loại C.
Ưu điểm
Hiện nay, nhiều công trình lớn nhỏ như nhà chung cư, căn hộ, bãi đỗ xe, văn phòng, khách sạn, trường học, bệnh viện, công trình công nghiệp,…đều lựa chọn sử dụng sàn bóng rỗng vì những ưu điểm vượt trội mà công nghệ này mang lại.
Việc thi công sàn bóng không chỉ tiết kiệm về mặt trọng lượng cho công trình, mà còn giảm thời gian lắp dựng với ít cấu kiện hơn so với khung thép, sàn kim loại hoặc bê tông. Chi phí phải bỏ ra để lắp đặt loại sàn này cũng tiết kiệm 20-25% so với các loại sàn phổ biến khác.
Nhiều gia đình cũng lựa chọn sử dụng sàn bóng Bubbledeck vì nhiều ưu điểm vượt trội và tiết kiệm chi phí.
Ưu điểm nổi bật của BubbleDeck là khối lượng sàn nhẹ nhưng có khả năng chịu lực tuyệt vời. Sàn bóng BubbleDeck rất linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, bảo quản tính mỹ quan cho công trình hay ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, loại sàn này có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ, giảm tác dụng động đất vượt trội.
Nhược điểm
Tuy nhiên, sử dụng sàn bóng rỗng có một số nhược điểm mà người thiết kế vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Bóng hình tròn khó khăn trong việc định vị, vì vậy trong quá trình thi công đổ và đầm bê tông bóng dễ bị dịch chuyển không tạo được hệ kết cấu chịu lực giống như ý đồ thiết kế.
Tuy nhiên, công nghệ này cũng có một số nhược điểm cần phải khắc phục.
Lớp phủ bê tông chỗ dày mỏng khác nhau do bóng nổi lên chiếm chỗ dễ gây vỡ trong quá trình sử dụng, đây là một nhược điểm nữa của sàn bóng rỗng. Hơn nữa, công nghệ này đòi hỏi quả bóng chịu nhiều lực chính tì trực tiếp từ cốt thép vì vậy không được bao bọc bởi bê tông, làm cho khả năng làm việc giữa thép và bê tông không được tốt, hoặc gây nứt sàn.
Để khắc phục được những nhược điểm này, cần phải lựa chọn đơn vị thi công đáng tin cậy, có kinh nghiệm và trách nhiệm. Trong khi lắp đặt và xây dựng cần phải thường xuyên kiểm tra cũng như xem xét chất lượng công trình.
>> Xem thêm: VÌ SAO CÙNG MỘT CĂN NHÀ, Ở VIỆT NAM XÂY NỬA NĂM, CÒN NGƯỜI ĐỨC CHỈ XÂY TRONG...2 NGÀY