Công dụng của cửa ẩn có thể chia làm ba loại: tạo ra không gian bí mật, phân cách không gian và trang trí. Một số căn phòng loại nhỏ, để phân cách không gian, các nhà thiết kế thường lợi dụng những bức tường mỏng để thiết kế cửa ẩn hình.
Ý tưởng về thiết kế cửa ẩn bắt nguồn từ câu chuyện căn phòng vàng giấu mỹ nhân của Quốc Vương Pháp Louis 14 thế kỷ 17. Ở Pháp nổi tiếng với những thiết kế cửa ẩn trong cung Musée du Louvre - trong bức tường với phong cách châu Âu cổ điển của cung điện, các kiến trúc sư đã chế tạo ra cửa ẩn thông với mật thất. Ý tưởng cửa ẩn bắt nguồn từ nhu cầu riêng tư của chủ nhân, sau này, những nhà thiết kế đã bổ sung thêm yếu tố thẩm mỹ để vận dụng vào trang trí nhà cửa.
1. Cửa ẩn bằng giá sách
Trong một số biệt thự, công dụng của cửa ẩn vẫn còn giữ nguyên như dụng ý của cung điện Musée du Louvre nước Pháp. Rất nhiều biệt thự làm cửa ẩn cho phòng cất giữ khi cửa và tường khéo léo hòa làm một. Để tăng thêm tính bảo mật, một số người còn đặt thêm tủ đồ ở phía trước. Như vậy, chủ nhân có thể cất giữ những đồ vật quý báu ở trong phòng. Hơn nữa, cửa ẩn còn dùng nhiều vào việc tạo không gian nhất định, thường dùng nhiều trong các phòng kép như phòng nghỉ ngơi trong phòng đọc sách, phòng thay đồ trong phòng ngủ…
Dùng cả bức tường để trang trí không gian này, sau đó đặt tủ sách và các vật trang trí ở ngoài. Bạn có thể nhìn ra cái nào là cánh cửa dẫn đến một căn phòng khác không? Cánh cửa núp sau chỗ tủ sách khiến cho người trong căn phòng này có cảm giác riêng tư, để những người bận rộn có thể hưởng thụ cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.
2 Cửa ẩn xoay 180o
Trong những căn hộ lớn, cửa của nhà vệ sinh, khu nghỉ ngơi, phòng khách, phòng thay đồ,...thường được thiết kế thành cửa ẩn. Như vậy có thể phân rõ ràng không gian chung và riêng, đảm bảo chủ nhân không bị làm phiền bởi các yếu tố ngoài.
Ngoài ra, cửa ẩn còn có tác dụng bù đắp khuyết thiếu về không gian. Có một số phòng vệ sinh đối diện trực tiếp với phòng ăn hoặc phòng khách, khiến người khác cảm thấy kì quặc. Lúc này, cửa ẩn hình có thể tránh được tình cảnh khó xử.
3. Cửa ẩn màu sắc dễ thương
Loại 1: Cửa ẩn dán hình
Những căn phòng với phong cách hiện đại thích hợp sử dụng những cánh cửa ẩn hình có thiết kế đơn giản, ví dụ như tô sơn hoặc dán giấy lên cánh cửa để có màu giống màu sắc của tường.
Trong những căn phòng hiện đại, cả bức tường rộng được vẽ tranh, tuy nhiên lại bị cửa cản trở nên tổng thể bức tranh sẽ mất mỹ quan. Lúc này, các kiến trúc sư có thể sử dụng cửa ẩn hình, để cửa và tường hòa làm một, trở thành một bức tranh hoàn thiện.
Loại 2: Cửa ẩn trơn màu
Trong thiết kế các căn hộ nhỏ, cửa ẩn được sử dụng khá nhiều, bởi vì không gian của căn phòng chật hẹp. Trong khi đó, các không gian chức năng như nhà bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh,...vẫn phải có đầy đủ khiến không gian trở nên lộn xộn. Bởi vậy, các nhà thiết kế thông minh sẽ thiết kế các cánh cửa bí mật, ví dụ như dưới gầm cầu thang xây một nhà vệ sinh, ở đầu giường phòng ngủ xây một phòng quần áo.
4. Cửa ẩn mô tả hình dáng
Loại 1: Cửa ẩn theo hình dáng tường
Phân cách không gian chung và riêng tư là tác dụng lớn nhất của cửa ẩn hình. Tuy nhiên có đôi khi kết cấu các căn phòng không được hợp lý khiến việc bố trí các phòng trở nên khó khăn.
Loại 2. Lợi dụng bức tường sau kệ TV
Bức tường sau kệ TV thường được thiết kế rất tinh xảo vì đây là vị trí trung tân của ngôi nhà. Gia đình có thể đục một lỗ trên tường làm thành kệ thủy tinh, hoặc dán giấy trang trí bối cảnh, hoặc biến thành một cánh cửa ẩn. Cánh cửa này vừa có tác dụng trang trí, vừa có tác dụng phân cách không gian.
Xem thêm Tư vấn nhà cửa: