Trong một ngôi nhà, bên cạnh nhưng kết cấu như tường nhà, trần nhà, cửa chính, sàn nhà thì cửa sổ cũng được đánh giá là quan trọng không kém. Cửa sổ được ví như “đôi mắt của ngôi nhà”, đóng vai trò là nơi đem lại ánh sáng, sự thông thoáng cho không gian nhà ở.
Ngoài vật liệu, kiểu sáng, màu sắc và kích thước của cửa thì một điều nữa gia chủ cần cân nhắc khi thi công cửa sổ, đó là nên lắp đặt cửa mở vào trong hay mở ra ngoài.
Thực ra với những tòa nhà cao tầng, cửa sổ thường được mở hướng vào trong hoặc sử dụng dạng cửa trượt sang ngang, cửa sổ mở hướng ra ngoài sẽ bị cấm. Sở dĩ như vậy vì những ngôi nhà cao tầng thường có gió to, va đập mạnh. Nếu cửa sổ mở ra ngoài, khi gặp gió mạnh có thể gây nên va đập làm vỡ kính, rất nguy hiểm.
Còn với những nhà ở tầng trệt thì sao? Cửa sổ mở vào trong hay hướng ra ngoài sẽ tốt hơn?
1. Khi cửa sổ mở ra ngoài
Mở cửa sổ ra ngoài có thể tạo ra nhiều không gian hơn trong nhà, nhưng việc mở cửa sổ ra ngoài cũng có nhiều nhược điểm:
- Chi phí thi công cửa sổ mở quay ra ngoài thường cao hơn cửa sổ mở quay vào trong.
- Khi cửa sổ mở ra ngoài thì toàn bộ khung cửa sổ hướng ra ngoài. Khi gặp gió to bão lớn, nếu không kịp đóng cửa sổ hay chèn chặt cửa thì rất cửa sổ rất dễ bị hư hỏng.
Đây chính là nguyên do tại sao các nhà cao tầng không lắp đặt cửa sổ mở ra bên ngoài. Bởi chất lượng cửa sổ dù có tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi việc cư dân sử dụng không đúng cách, hoặc ra ngoài mà quên đóng cửa. Việc này không chỉ gây bất tiện cho cuộc sống của cư dân mà còn là mối nguy hiểm tiềm ẩn, đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của người dân. Cứ thử nghĩ mà xem, nếu mảnh kính vỡ rơi từ trên cao xuống trúng người đi đường ở tầng 1 thì điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra?
- Cửa sổ có thể bị hư hỏng do bị vật thể rơi từ trên cao xuống va vào.
- Khi cửa sổ mở ra ngoài, cửa cũng dễ bị phai màu, ăn mòn, hư hỏng do tiếp xúc với gió, nắng, mưa.
- Việc lau cửa sổ, thay kính khá bất tiện, đặc biệt là khi ở tầng 2, tầng 3.
2. Khi cửa sổ mở vào trong
Cửa sổ mở vào trong sẽ chiếm nhiều không gian trong nhà, khiến các thành viên dễ bị va đập phải cửa, việc lắp rèm cửa cũng gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên, việc lắp cửa sổ mở vào trong sẽ có những ưu điểm sau:
- Dễ dàng vệ sinh:
Nếu cửa sổ được thiết kế mở ra ngoài, nếu cần vệ sinh thì chúng ta phải trèo lên lau ra phía ngoài, điều này sẽ gây nguy hiểm nhất định về an toàn. Hoặc nếu không, bạn cũng phải sử dụng công cụ hỗ trợ chuyên dụng.
Tuy nhiên nếu thiết kế cửa sổ mở vào trong thì chúng ta không cần phải tốn công tốn sức như vậy. Bạn có thể dễ dàng vệ sinh cửa sổ mà không cần phải leo trèo hay mua đồ dùng chuyên dụng để lau cửa.
- Đảm bảo độ bền của cửa sổ:
Khi cửa sổ mở hướng vào trong nhà thì nó sẽ không phải chịu ảnh hưởng của thời tiết nhiều nên đỡ bị hao mòn, phai màu,… hơn.