Từ việc di chuyển lần lượt từng ban thờ đến nghi lễ thắp hương, đọc kinh...đều chỉ bằng những thao tác kích chuột đã phần nào giúp các Phật tử có quỹ thời gian eo hẹp vẫn có cơ hội để lên chùa chiêm bái trước ban Tam bảo.
Lên chùa bằng thao tác ...di chuột
Theo tìm hiểu của PV, hình thức đi lễ chùa qua mạng ra đời chưa được bao lâu nhưng được nhiều người biết đến. Hàng ngày, số lượng người truy cập vào các trang chùa online để thăm viếng ngôi “chùa ảo” càng tăng chứng tỏ nhu cầu tìm thanh thản nơi cõi tâm linh của một bộ phận người bận rộn khá lớn.
Giao diện chính của ngôi chùa online
Hầu hết các Phật tử đều cho biết, lần đầu tiên ghé thăm “chùa ảo” họ đều có cảm giác gần gũi thân quen bởi không gian được bài trí ...y như thật. Từ ban chính diện với hình ảnh quen thuộc 5 pho tượng lớn tọa trên đài sen trong khung cảnh được chính điện cổ kính cho đến bài vị, lư hương bằng đồng được trạm trổ hoa văn tinh xảo cùng những ngọn nến lấp lánh...
Tất cả đều toát lên vẻ tôn kính trang nghiêm, khiến bất cứ ai ghé thăm cũng đều kính cẩn mỗi khi chiêm bái. Khách thập phương ghé thăm chùa được chào đón với những âm thanh đặc trưng của tiếng chuông chùa,bài niệm Phật, tụng kinh cũng được cài đặt sẵn khiến không gian càng tăng thêm phần tôn nghiêm.
Khác với chùa thật ngoài đời, lượng người truy cập viếng thăm chùa thường tranh thủ vào giờ nghỉ, đặc biệt vào những ngày tuần (rằm hoặc mồng 1) lượng khách ghé thăm tăng chóng mặt. Hầu hết dân văn phòng, công sở do quá bận rộn công việc, gia đình đều chọn cách đi chùa tiết kiệm thời gian này.
Chị Thu Hằng (lập trình viên) cho biết, công việc của chị ở một tập đoàn lớn nên vô cùng áp lực. Chị thường xuyên rời văn phòng vào khoảng 7h tối nên dù rất cố gắng thu xếp, nhưng việc đi lễ chùa vào các ngày tuần cũng không thể duy trì đều đặn được. Mặc dù luôn tâm niệm “Phật tại tâm” nhưng chị vẫn không khỏi cảm thấy áy náy. Từ khi xuất hiện hình thức đi lễ chùa online, hàng tuần chị có thể đi lễ đều đặn và chủ động ăn cơm chay 2 bữa “Lên chùa online, thắp hương, đọc kinh niệm phật đều đặn nên cảm thấy tâm an, mọi ưu phiền giải tỏa bớt phần nào...”, chị Hằng nói.
Thiết kế xà, cột.với hoa văn tinh xảo
Chị Hằng chia sẻ, chỉ cần một cú kích chuột thì không gian ngôi chùa ảo được thiết kế 3D gồm 7 ban thờ khác nhau được đánh dấu thứ tự theo từng trang. Theo đó, các phật tử online lần lượt kích chuột vào từng trang để mở ra những phòng thờ cần làm lễ. Những ban thờ này đều được thiết kế 3D với những hình ảnh động nên đem đến cho khách thập phương cảm giác y như thật về cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Đặc biệt nghi lễ thắp hương quen thuộc cũng được gói gọn bằng việc kích chuột vào hai chữ “thắp hương” ở ngay dưới giao diện của ngôi chùa. Chỉ cần làm theo đúng chỉ dẫn lập tức những đốm đỏ trên đầu que hương bật sáng, kèm theo đó là khói hương tỏa ra nghi ngút.
Đi chùa “ảo”, giảm lãng phí “thật”
Chị Thu Hằng cho biết thêm, chị không phải là người khởi xướng phong trào này mà chị học lỏm được từ sếp trực tiếp của mình. Do công việc quá bận rộn nên việc sếp chị thường nán lại công ty sau giờ và tranh thủ giờ nghỉ buổi trưa, buổi chiều để đi chùa online . Mặc dù không có phòng riêng yên tĩnh để tụng kinh nhưng những nhân viên văn phòng như chị Hằng chọn cách sau khi thắp hương hết một lượt, các ban thờ sẽ nán lại ở thư viện của ngôi “chùa ảo” để tìm hiểu thêm về những cuốn sách giảng đạo, kinh phật...để hiểu thêm về đạo nhà Phật, về triết lý nhân sinh, hướng thiện ở đời.".
Chị Hằng nói: “ Nhiều người mang suy nghĩ cực đoan nên quan niệm cứ mạng là ảo, nhưng ngôi chùa điện tử này được thành lập bởi cổng thông tin Phật giáo Việt Nam nên những phật tử vẫn có cảm giác yên tâm khi ghé thăm và chiêm bái từ xa”
Hình ảnh hạc chầu tại ban thờ Phật được thiết kế y như thật
Dân văn phòng đặc biệt là cánh chị em ngoài áp lực công việc thì những việc gia đình như chợ búa, đón con đi học về...khiến nhiều người luôn trong tình trạng “vắt chân lên cổ” sau giờ tan sở, nên không phải ai cũng có điều kiện để đến chùa thành tâm kính bái trước ban Tam bảo. Việc tranh thủ ghé thăm ngôi chùa online chính là "cứu cánh" cho những Phật tử có quỹ thời gian eo hẹp nên không có điều kiện đến chùa thường xuyên mà vẫn thể hiện được lòng thành kính tới đức Phật.
Chị Minh Anh – phóng viên một tòa soạn báo tỏ ra khá “kết” cách đi chùa độc đáo này bởi sự an toàn, tiện lời vì “không phải chen lấn xô đẩy rất dễ bị kẻ gian móc túi...”. Cùng chung quan điểm, Mai Linh- sinh viên đại học sư phạm Hà Nội tâm sự: “Mặc dù ở bất kỳ ngôi chùa nào cũng có nội quy không thắp hương trong các điện thờ mà chỉ có một lư hương được đặt giữa sân chùa để các phật tử làm lễ những trên thực tế nhiều người vẫn cố tình thực hiện sai quy định của đền chùa nên việc bị khói hương nghi ngút khiến mình cay sè mắt.
Mặt khác đi chùa bình thường bao giờ cũng có lễ kèm theo: vàng mã, rượu cúng, hoa, quả...nhưng thủ tục này khi đến lễ chùa online không thấy đề cập đến. Điều này vừa giảm tải chi phí lại vừa giúp các phật tử bỏ dần thói quen lãng phí không cần thiết như lệ đốt vàng mã, sắm mâm cao cỗ đầy...mỗi khi lên chùa”.