Hoa hồng là một loài hoa đẹp, màu sắc rực rỡ và tươi sáng, tỏa mùi hương dễ chịu khiến nhiều người ngây ngất. Vì mang cả sắc lẫn hương nên rất nhiều người thích trồng hoa hồng trong vườn nhà, ban công.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc hoa hồng. Để cây sinh trưởng tốt, ra hoa liên tục, cành lá sum suê thì bạn không thể lười biếng, cần phải làm tốt 3 điều sau đây.
1. Thay đất trồng trong chậu mỗi năm một lần
Vào mùa xuân hoặc mùa thu, khi nhiệt độ khoảng 25 độ thì bạn nên thay đất cho hoa hồng nếu trồng trong chậu. Nếu chậu nhỏ hay thay chậu lớn hơn.
Nếu đất chậu không màu mỡ thì thay đất màu mỡ hơn, thay bằng đất mùn lá và phân hữu cơ vừa đủ rồi lót dưới đáy chậu hoa, đất phải tơi xốp, thoát nước, thoáng khí và màu mỡ.
Có như vậy hoa hồng mới hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đồng thời trong thời kỳ sinh trưởng nên bón thúc mỗi tháng một hoặc hai lần để bổ sung đủ lượng phân bón. Sở dĩ như vậy vì hoa hồng phát triển rất nhanh nên có nhu cầu cao về phân bón.
Cho dù đó là phân bón tan chậm thông thường hay phân lân và kali, nó có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và làm cho hoa hồng phát triển tốt hơn. Hoa sẽ nở nhiều hơn, màu sắc rực rỡ hơn và thời gian ra hoa kéo dài.
2. Cung cấp đầy đủ ánh sáng và độ ẩm
Khi trồng hoa hồng, bạn không thể đặt cây ở những nơi râm mát như ban công hướng Bắc hoặc trong nhà vì như thế không đủ ánh sáng cho cây phát triển. Nếu để ở nơi tối lâu ngày, thiếu ánh sáng sẽ dễ làm cây rụng lá, thối rễ, kém sinh trưởng, cành lá thưa thớt, cành dễ dài dài và không có nụ hoa.
Hoa hồng ưa nắng vì vậy hãy trồng cây ở nơi có nhiều ánh nắng, đảm bảo cây được cung cấp ít nhất 4 tiếng chiếu sáng mỗi ngày. Môi trường sinh trưởng ấm áp, đủ nắng thì hoa hồng mới phát triển tốt, cành lá xanh tươi, hoa nở nhiều hơn.
Đồng thời, trong thời kỳ cây sinh trưởng cao điểm vào mùa xuân hè, bạn cũng cần đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Đất trồng chậu luôn ẩm, có như vậy cây mới phát triển tốt được. Thiếu nước sẽ khiến cây sinh trưởng kém, ít nụ hoa.
3. Cắt tỉa đúng cách có thể làm cho hoa hồng tươi tốt hơn
Hoa hồng cũng cần phải cắt tỉa liên tục, không chỉ cắt bỏ hoa tàn để tránh hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn cần cắt bỏ một số cành yếu, cành rậm rạp, cành tăm (tức những cành không nở được).
Việc giữ những cành khỏe và cắt bỏ những cành yếu là để cây tập trung chất dinh dưỡng vào những cành đang ra hoa, đồng thời cũng giúp cây phát triển những chồi khỏe hơn, để cây có thể nở hoa nhiều và liên tục.