Cây Thạch Lan còn có các tên gọi khác là Đá Sống hay tiếng Anh là Lithops. Từ Lithops có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại, mang ý nghĩa sinh ra từ đá. Loài hoa này có hình dáng giống như những hòn đá lẫn vào môi trường xung quanh với mục đích để ngụy trang, chống các loài động vật.
Thân cây Thạch Lan nằm dưới mặt đất và phần nổi lên như tảng đá mà bạn nhìn thấy là lá cây. Phần hoa phía trên thường nở vào mùa Thu. Những bông hoa nhiều màu như trắng, vàng, hồng,...có đường kính từ 4-5cm thường mọc ra từ khe của cây đá sống.
Nếu trồng Thạch Lan tại nhà, cây phát triển mạnh nhất trong điều kiện thời tiết mùa xuân - hạ. Chậu cây cần đặt ở nơi thoáng mát, có độ ẩm cao, không có ánh nắng trực tiếp. Vào mùa Đông không nên tưới nước nhiều mà nên cho cây ngủ đông. Phần lá sẽ khô dần lại và đến khoảng tháng 4, khi thời tiết ấm dần lên, cây sẽ hồi sinh trở lại. Thời điểm này có thể tưới nước nhưng ít và thưa.
Một gói hạt giống Thạch Lan gồm 5 hạt có giá 50.000 đồng
Hạt Thạch Lan cầm ngâm nước ấm từ 2-4 giờ trước khi gieo xuống đất. Đất trồng Thạch Lan tốt nhất là loại đất Tribat giàu dinh dưỡng
Thời gian nảy mầm của hạt Thạch Lan từ 7 - 10 ngày với tỉ lệ lên đến hơn 90%
Thạch Lan thích hợp trồng ngoài sân, phòng tắm, phòng ngủ, cửa sổ, tường rào, ban công
Khi cây còn non sẽ cần mất 1-2 năm để ổn định bộ rễ. Sang đến năm thứ ba, cây mới bắt đầu ra hoa.
Những loài Thạch Lan thường phát triển mạnh vào mùa hè, mùa thu và nghỉ ngơi vào mùa Đông. Khi mùa lạnh đến, nếu chị em thấy cây có dấu hiệu "chết" thì không nên lo lắng và đừng vứt cây đi.
Các phiến lá dày hình đá dùng để lưu trữ đủ nước cho cây tồn tại trong nhiều tháng không có mưa.
Trong suốt mùa đông, một cặp lá mới phát triển bên trong cặp lá hiện có. Trong mùa xuân, các cặp lá cũ sẽ khô héo và bong đi để lộ cặp lá mới.