Ban ngày, ánh sáng xuyên qua những bức tường kính nhảy múa khắp căn nhà. Chủ nhả và kiến trúc sư đồng thuận trong quyết định chọn vách ngăn kính thay cho tường bê tông hay gỗ. Loại vật liệu này xua tan cảm giác ngột ngạt trong diện tích hẹp. Vách ngăn kính có tác dụng nới rộng tầm nhìn. Không chỉ sử dụng vách ngăn kính khá nhiều trong ngôi nhà, kiến trúc sư còn bố trí khá nhiều ô cửa kính ở các phòng chức năng để lấy sáng.
Ánh sáng thiên nhiên luôn tràn ngập trong căn nhà. |
Vườn cảnh mini vừa để giải nhiệt vừa để ngắm qua bức tường kính. |
Tường kính tạo cảm giác không gian rộng ra ở phòng sinh hoạt chung. |
Chủ nhà bảo, nhà bếp là không gian yêu thích nhất của chị. Cabin hình chữ L nổi bật với những gam màu tương phản gồm trắng, đỏ và đen biểu hiện cho tính tích cực. Chưa hết, trong căn bếp có nhiều ngăn kéo và kệ.
Tầng 2 hoàn toàn là không gian dành cho gia đình gồm phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ lớn cho ba mẹ và phòng riêng cho cậu con trai ba tuổi. Chủ nhà đẩy các vách ngăn kính, hé mở bí mật. Phía sau vách ngăn là khu vực vệ sinh, phòng thay đồ.
Rèm đủ ngăn sáng và máy lạnh là những bắt buộc đối với tường kính. |
Phòng ngủ của con trai có lối thông qua phòng bố mẹ. |
Không gian bếp theo ý chủ nhân. |
Tầng 3 là không gian thư giãn và phòng thờ tự. Kiến trúc sư thiết kế một vườn cảnh nhỏ ở giữa vừa để giải nhiệt vừa tạo nhịp chuyển tiếp không gian một cách mềm mại qua vách ngăn kính.
Tất nhiên, việc chọn kính sẽ phải gia tăng công lau dọn, phải có hệ thống rèm đủ ngăn sáng khi cần thiết và máy lạnh đủ công suất. Nhưng đó là điều mà chủ nhà chấp nhận khi chọn kính làm tường, bởi những đặc tính riêng của nó so với tường gạch hoặc vách gỗ.
(Theo SGTT)