Chỉ cần thả 2 chai nhựa vào máy giặt rồi thực hiện thao tác như bình thường.
Lưu ý: Vặn chặt nắp chai nước lại để đạt hiệu quả như mong muốn.
Giải thích cơ chế hoạt động:
Chai nhựa khi bỏ vào máy giặt sẽ quay theo quần áo và tạo ra ma sát khiến lực ma sát giữa quần áo sẽ giảm đi rất nhiều, giúp quần áo không bị quấn vào nhau, tránh tình trạng bị co kéo với lực mạnh.
Ngoài việc sử dụng bí quyết trên, bạn có thể chú ý hơn đến những thao tác khi giặt máy. Chỉ cần bỏ ra một chút công sức ban đầu, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian sau khi giặt.
II. Mẹo giặt quần áo trong máy giặt1. Phân loại quần áo theo màu sắc và chất liệu trước khi giặt
Nhiều người bỏ qua công đoạn phân loại vì thấy bất tiện. Tuy nhiên, thói quen này rất dễ gây ra tình trạng quần áo sáng màu bị loang lổ do giặt chung với quần áo sẫm màu hay được nhuộm bởi loại thuốc kém chất lượng.
Trước khi cho quần áo vào máy giặt, bạn nên kiểm tra kỹ và phân loại chúng theo chất liệu, màu sắc. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem có vật gì còn sót lại trong túi quần, áo hay không để tránh tình trạng quần áo bị sờn khi giặt, cũng như giúp tăng độ bền của máy giặt.
2. Ngâm quần áo trước khi giặt
Sau khi máy giặt xả đầy nước và hòa tan hết bột/nước giặt, bạn nên tạm dừng để ngâm quần áo từ 20-30 phút rồi mới tiếp tục chu trình giặt. Cách làm này sẽ giúp xử lý cặn bẩn dễ dàng hơn.
3. Thêm giấm gạo vào máy giặt
Giấm gạo không chỉ tẩy được nhiều vết bẩn cứng đầu như nước hoa quả, dầu nhớt… mà còn giúp khử mùi hôi khó chịu bám trên vải 1 cách hiệu quả.
Cho quần áo vào lồng giặt rồi đổ đầy nước. Sau đó, cho bột giặt + 200ml giấm gạo. Khởi động máy để bột giặt và giấm gạo được hòa tan, thấm đều vào quần áo rồi tắt máy, ngâm trong khoảng 20 phút rồi tiếp tục giặt như bình thường.
4. Chọn đúng loại bột/nước giặt
Các đều sản xuất bột/nước giặt riêng cho từng mục đích sử dụng như: giặt tay, máy giặt cửa trên, máy giặt cửa trước. Tuy nhiên, mọi người lại thường không mấy để ý mà chỉ tập trung vào mùi hương hoặc nhãn hiệu mà mình yêu thích. Dùng đúng loại bột/nước giặt sẽ bảo vệ tốt hơn máy giặt của bạn và tăng hiệu quả giặt đồ.
Ngoài ra, chỉ nên cho lượng bột/nước giặt vừa đủ vì quá nhiều có thể khiến bọt bị tràn ra ngoài gây hư hỏng máy.
5. Chọn nhiệt độ nước
Nếu quần áo không quá bẩn, bạn có thể chọn nước lạnh. Nhưng đối với những loại quần áo cần được làm sạch kỹ thì nước ấm hoặc nước nóng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
6. Điều chỉnh tốc độ vắt cho thích hợp
Máy giặt có nhiều chế độ phù hợp với từng loại quần áo:
- Chế độ giặt nhẹ: Phù hợp với các loại quần áo làm bằng các chất liệu mỏng nhẹ, quần áo trẻ em.
- Chế độ giặt tiêu chuẩn: Phù hợp với quần áo thông thường như đồ ngủ, quần áo đi làm thường ngày.
- Chế độ giặt mạnh: Phù hợp với những loại quần áo làm từ chất liệu dày, cứng.
Khi giặt quần áo dễ nhăn, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ, tốc độ vắt thấp để tránh tình trạng đồ bị vặn xoắn vào nhau gây nhăn nhúm.
7. Dùng túi giặt
Túi giặt thường được làm từ các loại vải lưới mỏng, với nhiều lỗ thoát nước giúp quần áo không bị quấn vào nhau gây nhăn nhúm. Việc dùng túi giặt cũng giúp hạn chế hư tổn quần áo khi giặt bằng máy.
Túi giặt sẽ phù hợp với những loại quần áo làm bằng chất liệu mỏng nhẹ. Các loại quần jeans, kaki... không nên bỏ vào túi giặt vì chúng quá dày, máy giặt sẽ không thể làm sạch được từng lớp vải.
8. Phơi ngay sau khi giặt
Sau khi giặt, bạn nên phơi quần áo ngay lập tức để tránh hình thành nếp nhăn trên quần áo. Ngoài ra, phơi quần áo khi còn ướt sẽ giúp kéo phẳng các nếp nhăn. Sau khi phơi khô, quần áo sẽ phẳng phiu hơn.
Khi phơi, bạn hãy giũ thật mạnh và trải phẳng quần áo, có thể dùng tay chỉnh và miết để các nếp nhăn giảm đi.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/khong-muon-quan-ao-nhan-nhu-gie-lau-tha-ngay-thu-nay-vao-d...Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/khong-muon-quan-ao-nhan-nhu-gie-lau-tha-ngay-thu-nay-vao-de-tam-biet-chiec-ban-la-c59a12275.html
Mẹo vặt gia đình