|
Ngôi nhà xây từ đầu thế kỷ 19 và được tôn tạo một lần duy nhất, thời gian từ năm 2002 đến 2003. Ngay sau khi tôn tạo, các chuyên gia của unesco đã nhiều lần thẩm định. Đến năm 2004, nó được công nhận là 'Nhà cổ dân gian Việt Nam'. |
Ngôi nhà còn 7 gian, 3 gian giữa là khu thờ. Trong nhà vẫn giữ được một hòm cổ, sập, đồ thờ và đặc biệt có 4 đôi câu đối bằng chữ Hán Nôm, có ấn điểm của nhà Nguyễn. Nhiều chuyên gia đã phân tích nhưng vẫn chưa đưa ra được sát nghĩa các câu đối này. |
Ngôi nhà cổ có chiều ngang 21,7 m, dài hơn 9 m. |
Nhìn bề ngoài ngôi nhà bình thường như bao nhà cổ Việt Nam. Song yếu tố khiến các chuyên gia công nhận nằm ở lối kiến trúc độc đáo. Nhà của ông Tùng được thiết kế theo kiểu lộn thềm, cửa bức bàn. |
Nóc chính giữa là lối kiến trúc chồng rường kẻ chuyền và hai bên là chồng rường kẻ bảy. |
Tất cả thanh xà ngoài hiên đều làm theo kiến trúc chồng rường kẻ bảy, được đặt chồng lên nhau, chạm trổ hoa văn độc đáo. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng lên cao các con rường bên trên càng ngắn. |
Hoa văn của ngôi nhà chủ yếu là tứ linh và tứ quý, đối xứng nhau. Thanh xà này có hình con lân đội quả cam, thanh xà đối diện có hình lân đội hoa sen. |
Hoa văn hình rồng quay đầu vào trong nhà. |
Hoa văn hình con ly, đầu hóa rồng. |
Chim phượng đậu trên bát sen và lộc bình phía trên. |
Đầu rùa ở dưới, bình rượu tiên phía trên. |
Đi liền với tứ linh là các loại hoa tùng, cúc, trúc, mai, đôi chỗ còn khắc chữ. Điểm đặc biệt, từ tứ linh, đến tứ quý đều có xu hướng hóa rồng. |
Ngôi nhà được làm từ 9 loại gỗ. Trong đó, các bộ phận chịu lực dùng sến, táu. Tiết tấu văn hoa làm từ gỗ lát, xoan. |
Nhà có 3 cửa chính với 12 cánh. Qua 2 thế kỷ, các cánh cửa vẫn vô cùng rắn chắc. |
Ngôi nhà hướng đông nam, lệch 36,2 độ, có 9 mắt cửa, trên mỗi mắt cửa đều có hoa văn và bố trí không đều nhau. Theo ông Phạm Ngọc Tùng, các mắt cửa được tính toán chính xác để đón khí cho căn nhà. |
Kiến trúc cổ Việt Nam khác kiến trúc của Trung Quốc hay Nhật Bản, lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản. Kiến trúc xưa cũng không chú ý vào màu sơn như các nước khác, mà nhấn mạnh đến chạm trổ hoa văn. |
Phan Dương