Với diện tích chỉ hơn 1.100 km2 nhưng Hồng Kông là nơi cư trú của hơn 7 triệu người. Điều này đồng nghĩa với việc, để đáp ứng đủ chỗ ở cho lượng cư dân khổng lồ, cách duy nhất là xây những tòa nhà cao chót vót.
Lượng nhà cao tầng ở đây còn nhiều hơn cả kỷ lục 5.818 tòa nhà cao tầng của thành phố New York và biến Hồng Kông thành "thành phố nhà chọc trời" thực sự.
Nhiếp ảnh gia người Đức Michael Wolf đã thực hiện một bộ ảnh nhà cao tầng tại Hồng Kông mang tên “Architecture of Density” (tạm dịch: Kiến trúc và Mật độ). Những bức ảnh mô tả lại các tòa nhà chọc trời dày đặc, người dân sống trong cảnh chật chội. Qua các bức ảnh, Michael Wolf đã cho thấy một cuộc sống khác ở Hồng Kông không hào nhoáng như vẻ đẹp của những tòa nhà cao tầng.
Bộ ảnh “Architecture of Density”, tạm dịch là “Kiến trúc và Mật độ” do nhiếp ảnh gia Michael Wolf thực hiện cho thấy các khu chu cư đông đúc nằm chen chúc giữa những tòa nhà chọc trời, với quần áo phơi đầy các cửa sổ và ban công.
Khi lần đầu nhìn vào những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Michael Wolf, bạn sẽ mất vài giây để nhận ra mình đang thấy cái gì. Hình ảnh nhiều màu sắc trông gần giống với một bộ phận điện tử không xác định được, như một miếng nhựa được ngắt ra từ bo mạch chủ và phóng đại lên. Chỉ khi bạn bắt đầu chú ý đến các cửa sổ và ban-con và thậm chí, thỉnh thoảng có một người xuất hiện ở cửa sổ khiến bạn nhận ra rằng mình đang nhìn vào nhà của một vài người nào đó.
Cụ thể hơn, bạn đang nhìn vào những tòa nhà cao tầng đầy màu sắc ở Hồng Kông. Nhà cao tầng là hình thức nhà ở thịnh hành nhất tại khu vực có nhiều tòa nhà chọc trời nhất hành tinh này. Trong dự án “Architecture of Density” (hiện đã được xuất bản thành sách), Michael Wolf biến đổi kiến trúc nhà ở đô thị thành tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.
Michael Wolf lái xe khắp Hồng Kông để tìm kiếm những tòa nhà “ăn ảnh”, rồi tìm địa thế đẹp chụp lại chúng.
Nhiếp ảnh gia Michael Wolf bắt đầu thực hiện bộ ảnh của mình bằng cách lái xe khắp Hồng Kông để thăm dò các vị trí có thể chụp ảnh. Nếu ông nhìn thấy một tòa nhà “ăn ảnh” (cao, sáng sủa và chi tiết), ông sẽ tìm kiếm các địa điểm thuận lợi để chụp lại được những tòa nhà đó. “Vị trí là điều rất quan trọng”, ông nói. “Bạn cần một tầm nhìn không bị cản trở”.
May mắn thay, Hồng Kông có địa hình đồi núi vì thế thật dễ dàng để Wolf đi lên một con dốc cao để có vị thế song song với một tòa nhà. Thỉnh thoảng, ông sẽ leo lên những mái nhà, những ga-ra để xe hoặc thậm chí là những trường học. “Đôi khi, tôi sẽ tới tòa nhà đối diện”, ông nói. “Tôi sẽ cố tìm một ai đó cho phép tôi vào bên trong căn hộ của họ, rồi tôi có thể chụp ảnh bên ngoài cửa sổ”.
Sau khi Wolf chụp được các bức hình của mình, ông in chúng ra và xếp chúng dưới sàn nhà để nghiên cứu giống như cách một nhà văn sắp xếp các tình tiết trong tiểu thuyết của mình. “Tại một số điểm tôi chỉ chụp một bức ảnh và tôi cắt đi hình ảnh bầu trời và chân trời cho đến khi chỉ còn lại hình ảnh kiến trúc tinh khiết. Tôi đã nhận ra đó là một hiệu ứng hình ảnh rất hiệu quả”, ông giải thích. “Bằng cách loại bỏ bối cảnh, người xem không biết những tòa nhà này thực sự lớn như thế nào”. Thật dễ dàng để tưởng tượng rằng những tòa nhà Wolf chụp có thể cao thêm 40 tầng, mặc dù để nhận biết điều này là không dễ. “Nó mang tới cho bạn ảo giác về các kích thước là vô tận”, ông nói.
Để chụp được những bức ảnh, Michael Wolf không ngại trèo lên mái nhà, ga-ra để xe, thậm chí là trường học.
Nếu bạn nhìn thật kỹ vào các bức ảnh của Wolf, bạn có thể thấy không có bức ảnh nào được chụp vào những ngày ngập nắng. “Tôi luôn luôn chụp vào những ngày u ám bởi vì tôi không thích sự tương phản cao”, ông nói. “Tôi thích nhìn thấy thật nhiều chi tiết”. Những đám may cho phép Wolf nhìn vào các khoảng trống của các ngôi nhà và ghi lại những chi tiết nhỏ mà nếu trong hoàn cảnh chụp khác chúng có thể bị “xóa sạch”.
Các bức ảnh về những tòa nhà cao tầng san sát nhau chỉ được chụp vào những ngày u ám để tóm gọn những chi tiết nhỏ bé nhất.
Đối với những người xem ảnh, nó cho phép chúng ta nhận biết các mẫu thiết kế của cuộc sống hàng ngày ở Hồng Kông. Mật độ dân cư ở Hồng Kông rất dày đặc, Wolf lưu ý các căn hộ có diện tích trung bình khoảng 36m2, nên người dân có xu hướng sử dụng không gian công cộng như không gian riêng. “Bạn sẽ nhìn thấy những chiếc chảo, những chiếc giẻ lau và đủ thứ khác treo bên ngoài các cửa sổ bởi vì họ không có đủ không gian cho chúng trong căn hộ của mình”, ông nói.
Nếu bạn nhìn kỹ, bạn có thể thấy có rất nhiều đồ dùng treo bên ngoài cửa sổ các căn hộ.
Đầu năm nay, Tổ chức Xã hội cho Cộng đồng (SoCo) đã chú ý tới thực trạng của Hồng Kông, nơi ngày càng nhiều công dân buộc phải sống trong những không gian nhỏ gần như không thể tưởng tượng nổi.
Tại các quận bao gồm Sham Shui Po, Yau Tsim Mong và Kwoloon City, các hộ gia đình, người cao tuổi và người thất nghiệp sống chen chúc trong những căn hộ chỉ lớn hơn nhà vệ sinh một chút.
Sự kết hợp giữa dân cư đông đúc và giá thuê nhà cao ngất ngưởng đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt nhà ở và ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng ngàn người dân nghèo nhất thành phố, SoCo cho hay.
Diện tích trung bình trong các căn hộ ở Hồng Kông rất nhỏ, trung bình khoảng 36m2.
Động lực đằng sau văn hóa mở rộng nhà cao tầng ở Hồng Kông hoàn toàn là kinh tế. Để tối đa hóa doanh thu, chính quyền cần tiếp tục giữ giá đất ở mức cao ngất ngưởng, có nghĩa là họ cần phải làm cho đất trở nên “khan hiếm”. Các nhà thầu sẽ chào giá một miếng đất nhỏ, sau đó lên giá và dù người nào thắng cũng đứng trước lựa chọn: Xây các tòa nhà cao hoặc thấp?. “Bởi vì, bạn có thể xây một ngôi nhà hai tầng trên miếng đất đó hoặc một tòa nhà 60 tầng. Nhưng, nếu bạn xây 60 tầng, bạn sẽ có tới 20.000 căn hộ trong đó”.
Rất nhiều tòa nhà cao tầng tại Hồng Kông có màu sắc sặc sỡ.
Các nhà phát triển sử dụng màu sắc để phân biệt các tòa nhà của họ. Nhiếp ảnh gia Wolf gọi đây là “chiếc thẻ điện thoại”.
Một điều quan trọng cần để ý rằng trong khi các tòa nhà ở Hồng Kông nhìn u ám và ngột ngạt nhưng rất nhiều người thích sống trong đó nếu có đủ khả năng hơn là đi lại từ ngoại ô vào thành phố mỗi ngày. Người ta ước tính có tới gần 90% người dân sử dụng giao thông công cộng trong thành phố.
Tuy nhiên vẫn có một vài tòa nhà “siêu cao tầng” có vẻ ngoài buồn thảm và ngột ngạt.
So với Hồng Kông thì người dân Mỹ vẫn tha hồ không gian. Thậm chí ở thành phố New York – nơi mà đôi khi khiến bạn có cảm giác đang đi bộ trên đầu người ở phía trước bạn thì vẫn có những công viên rộng lớn sang trọng và các căn hộ thì có kích thước tương đối. Sống ở Hồng Kông thực sự là sống trong một “siêu thành phố”. Một tòa nhà cao tầng nơi bạn ở có thể có dân số nhiều hơn cả dân số ở Nebraska - một tiểu bang của Hoa Kỳ.
Các bức ảnh của Michael Wolf mô tả kiến trúc phức tạp tại Hồng Kông.
Sau vài năm sống trong mộ ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Hồng Kông, giờ đây, nhiếp ảnh gia Micheal Wolf đang sống trong một căn hộ của tòa nhà cao 21 tầng được bao quanh bởi những tòa nhà cao tầng tương tự. Dù bạn tin hay không, ông ấy thực sự thích nó. “Ở đây giống như tôi đang ở trong chính những bức ảnh của mình”, ông nói. “Tôi nhìn ra biển 5000 căn hộ bên ngoài… Thật kỳ diệu”.
Ảnh chụp một tòa nhà chung cư cao tầng tại vùng đất có nhiều tòa nhà chọc trời nhất hành tinh.
Mời các bạn xem thêm các kiến trúc nhà ở kỳ lạ trên thế giới: