Cây lan quân tử (hay còn gọi là lan huệ cam, lan huệ đỏ, đại quân tử,...) có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó phổ biến rộng rãi tại Nhật Bản. Lan quân tử có thể sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt, tượng trưng cho cốt cách sống mạnh mẽ của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào cũng vươn lên.
Hình ảnh cây Lan quân tử
Cây lan quân tử thuộc dòng cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao khoảng 0,3-0,9m. Thân lá xanh bóng, kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Bộ rễ khỏe mạnh, lan rộng, ăn sâu vào đất trồng.
Lan quân tử có màu cam đặc trưng
Hoa có màu cam rực rỡ, cam đậm phía cánh, vàng nhạt dần về nhụy. Mỗi chùm hoa lan quân tử có khoảng 12-18 bông nhỏ chụm lại và mỗi cây lan quân tử có khoảng 2-3 chùm hoa, tượng trưng cho sự sung túc, ấm áp. Hoa lan quân tử rất lâu tàn, thời gian chơi hoa có thể kéo dài đến 1 tháng.
Hoa Lan quân tử rất lâu tàn nên được nhiều người ưa thích
Ý nghĩa Lan quân tử trong phong thủyGiống như tên gọi của mình, Lan quân tử mang ý nghĩa tượng trưng cho khí phách của bậc nam nhi, bậc chính nhân quân tử, không bao giờ chịu khuất phục trước những điều kiện, khó khăn thế nào đi chăng nữa, giống như với khả năng thích nghi và sinh trưởng mạnh mẽ với mọi điều kiện thời tiết của cây.
Ngoài ra, hoa lan nói chung và dòng hoa lan quân tử đều thể hiện sự đầm ấm, vương giả, phú quý, đủ đầy, thịnh vượng và trường tồn. Do đó chúng thường được gia chủ trồng trong những ngày lễ đặc biệt để giúp mang lại may mắn, tài lộc, xua tan đi vận xui, điềm gở cho gia đình.
Lan quân tử mang lại nhiều giá trị ý nghĩa quan trọng
Vị trí đặt cây Lan quân tử trong nhàLan quân tử thường được bố trí ở cửa trước, biểu thị cho phong cách sống thẳng thắn và khảng khái của gia chủ. Ngoài ra cây còn được bố trí ở phòng đọc sách để luôn nhắc nhở phải sống như một người quân tử; bố trí phía bên tay trái bàn làm việc tất có quý nhân phù trợ; đặt trước cửa nhà vệ sinh để hấp thụ và chuyển hóa khí độc, chuyển hóa được môi trường sống và làm việc của người ở.
Lan quân tử hợp với tuổi nào?Lan quân tử cực hợp với người mang tuổi Mùi. Ngoài ra, cây có màu cam nổi bật, là tông màu chủ đạo cực hợp cho những người mang mệnh Hỏa và Thổ. Những người mang mệnh này sẽ luôn gặp nhiều may mắn, tràn đầy năng lượng tích cực khi trồng Lan quân tử.
Người mệnh Hỏa hợp với cây sẽ sinh vào các năm:
- Mậu Tý (1948)
- Kỷ Sửu (1949)
- Bính Thân (1956)
- Đinh Dậu (1957)
- Giáp Thìn (1964)
- Ất Tỵ (1965)
- Mậu Ngọ (1978)
- Kỷ Mùi (1979)
- Bính Dần (1986)
- Đinh Mão (1987)
- Giáp Tuất (1994)
- Ất Hợi (1995)
Người mệnh Thổ hợp với cây sẽ sinh vào các năm:
- Bính Tuất (1946)
- Đinh Hợi (1947)
- Canh Tý (1960)
- Tân Sửu (1961)
- Mậu Thân (1968)
- Kỷ Dậu (1969)
- Bính Thìn (1976)
- Đinh Tỵ (1977)
- Canh Ngọ (1990)
- Tân Mùi (1991)
- Mậu Dần (1998)
- Kỷ Mão (1999)
Cách trồng Lan quân tử và chăm sóc đúng kỹ thuậtCây lan quân tử là loại cây có thể chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, vẫn có thể phát triển vào tiết trời đông lạnh, nhiều sương. Khi mùa xuân đến, cây tiếp tục đâm chồi, nảy lộc và ra hoa đẹp. Lan quân tử thuộc dòng ưa bóng, không nên đặt ngoài trời nơi có ánh nắng gay gắt chiếu thẳng vào.
Lan quân tử có thể chịu được nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt
1. Kỹ thuật trồngGieo hạt giống đã được ngâm trong nước ấm (30-35 độ C) trong vòng nửa tiếng và để ráo vào chậu đã sẵn đất trồng (đất chua, thoáng khí, giàu dinh dưỡng, tốt nhất theo công thức: 6 mùn, trấu hun + 2 lá khô mục +1 đất cát + 1 phân hữu cơ). Đặt chậu ở nơi có nhiệt độ khoảng 20-25 độ C và tưới nước 2 lần một ngày, 1-2 tuần sau hạt giống sẽ nảy mầm.
Trồng và chăm sóc Lan quân tử đúng cách giúp hoa nở đẹp
2. Ánh sángCây cần được đặt trong bóng râm để sinh trưởng và ra hoa nhanh. Tuy vậy nếu đặt trong nhà thì cần phải cho cây ra tắm nắng thường xuyên để đảm bảo quá trình quang hợp.
3. Nhiệt độLan quân tử sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15-20 độ C, nếu nhiệt độ nhỏ hơn 10 độ hoặc cao trên 30 độ có thể khiến cây ngừng sinh trưởng.
4. Độ ẩmCần thoát nước tránh ngập úng cho cây nếu không cây sẽ bị “ngợp” và chết. Lan quân tử là loài không quá ưa ẩm, vậy nên bạn chỉ cần tưới vừa phải.
5. Đất và chế độ dinh dưỡngMôi trường đất phải luôn màu mỡ, tơi xốp, có thể trộn thêm một ít xơ dừa, tro trấu hoặc bón thêm phân hóa học để cây phát triển mạnh hơn.
6. Cắt tỉaThường xuyên ngắt bỏ lá úa, tránh trường hợp lá rụng xuống gốc sẽ gây nhiễm nấm.
7. Bón phânThực hiện bón phân NPK định kỳ hoặc tưới phân vi sinh để Lan quân tử có thể sinh trưởng và phát triển tốt, tránh gặp phải các bệnh ảnh hưởng đến cây.