Trong 1 lần đi chợ, chị Lương Hoa (28 tuổi, Điện Biên) thấy có người bán cây giống nho của vùng cát trắng Ninh Thuận nên chị đã mua về trồng “thử nghiệm”. Chị cho biết, gia đình chị rất thích ăn nho. Nhưng trước đây không dám mua nhiều vì nho là loại quả có chứa nhiều hóa chất bảo quản. Vì vậy, thấy người ta bán giống nho Ninh Thuận, chị mua một cây về trồng trong khu vườn giáp sân.
“Ban đầu, mình trồng nho với mục đích lấy bóng râm cho khoảng sân trống trước thềm nhà. Mình nghĩ, giống nho này sẽ không thể tồn tại trước khí hậu khắc nghiệt ở vùng núi. Tuy nhiên, nó vẫn sống tốt và phát triển mạnh. Cách đây 2 năm, mình trồng và giờ cây bắt đầu có hoa và cho trái”, chị Hoa tâm sự.
Trong 1 lần đi chợ, chị Lương Hoa đã mua giống nho của vùng cát trắng Ninh Thận về trồng "thử nghiệm"
Chia sẻ cách trồng và chăm sóc nho Ninh Thuận, chị Hoa cho hay, trước khi trồng chị đào hố nông, trộn phân hoai mục với đất và tưới nước ẩm. Sau đó, đặt phần rễ của cây xuống và lấp đất quanh gốc. Mỗi chiều, chị tưới nước sạch trực tiếp vào hốc nho. Thân nho dài ra, chị Hoa dùng dây buộc gọn vào cột mát để cây leo lên.
Hiện nay, giàn nho nhà chị Lương Hoa đã phủ kín phần mái che rộng chừng 20m vuông. Đặc biệt, cây cho rất nhiều trái ngon. Chị kể: “Nho Ninh Thuận trồng trên đất Điện Biên rất kỳ lạ, trái non có màu xanh đẹp. Lúc chín, trái chuyển qua màu đỏ sẫm. Khi ăn, quả có vị chua dôn dốt”.
Trái nho non có màu xanh đẹp và nhỏ. Mỗi chùm nho cho nhiều quả sai trĩu cành
Nho Ninh Thuận có vị chua dôn dốt. Khi thưởng thức, vị giác sẽ cảm nhận được hương vị của xứ cát trắng
Sau 2 năm trồng và chăm sóc, hốc nho duy nhất của gia đình chị Hoa đã ra hoa và cho quả
Một góc giàn nho, quả sai như bện và che kín ánh nắng mặt trời
Hốc nho được trồng gọn trong khu vườn giáp sân