hoa hồng là một trong những cây hoa được yêu chuộng và trồng phổ biến nhất trong mỗi gia đình - từ hoa hồng nội cho đến hoa hồng ngoại. Tuy nhiên, để có một vườn hoa đẹp, sạch và nở nhiều hoa , người trồng cũng phải rất vất vả để phòng trừ các bệnh như nhện đỏ, phấn trắng thường xuyên xuất hiện. Vậy làm cách nào để phòng và trị bệnh phấn trắng?
Bệnh phấn trắng là gì?
Phấn trắng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên lá của hoa hồng. Bệnh gây ra bởi nấm Podosphaera pannosa. Các bào tử nấm màu trắng phát triển trên lá, thân, đài hoa gây mất thẩm mỹ và nhiễn trùng cây. Cây hoa hồng bị nhiễm phấn trắng sẽ giảm sức sống di bề mặt lá bị nấm che phủ dẫn đến quang hợp kém. Khi nụ hoa nhiễm nấm, hoa nở ra sẽ bị biến dạng.
Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi khiến cây nhiễm nấm. Nếu vào ban đêm ẩm độ lớn hơn 90% và ban ngày ẩm độ dao dộng từ 40% đến 70% suốt cả ngày thì phấn trắng sẽ phát triển rất nhanh. Đặc biệt, cây càng nhiễm nấm nghiêm trọng nếu không khí ít thông thoáng và đất khô cằn.
Các triệu chứng của bệnh
- Phấn trắng bắt đầu xuất hiện trên lá và chồi. Trên phiến lá, có thể mặt trên hoặc mặt dưới hoặc cả hai mặt đều bị ảnh hưởng.
- Lá có thể bị úa màu sang màu vàng, đỏ hay tím
- Lá non bị nhiễm nặng có thể biến dạng xoắn tròn
- Nấm mốc tăng trưởng mạnh có thể xuất hiện trên thân cây, cuống hoa, cánh hoa
- Nụ hoa bị nhiễm bệnh sẽ ra hoa biến dạng
Phòng ngừa và chữa bệnh phấn trắng
- Phun nước sạch bên cây hoa hồng
- Đổ bốn muỗng muối nở (baking soda) vào một lít nước. Thêm vào đó một vài giọt nước rửa chén và một vài giọt dầu dưỡng cho em bé (baby oil) để giúp hỗn hợp có độ dính nhất định. Trộn đều trước khi sử dụng.
- Đổ vào chai xịt và phun lá hoa hồng của bạn với hỗn hợp này. Muối nở có chứa các hoạt chất giúp tiêu diệt nấm. Lặp lại một hoặc hai lần một tháng để ngăn chặn sự phát triển của nấm gây ra bệnh phấn trắng.
- Tốt nhất là bạn nên xịt dung dịch vào buổi sáng hoặc buổi tối. Chú ý không nên tưới hoa hồng khi nắng mặt trời gay gắt.