1. Lồng bằng thép
Những cây cà chua khỏe mạnh có thể vươn dài ra hoặc phát triển thành cây leo mạnh mẽ. Bao bọc cây trồng trong những chiếc lồng là rất cần thiết để giữ cho quả cà chua không chạm đất và thu hoạch dễ dàng. Dựng một chiếc lồng bằng dây thép mạ kẽm cũng là một giải pháp nhanh chóng và gọn nhẹ. Tuy nhiên, chúng có thể không đủ lớn hoặc đủ cứng cáp để nâng đỡ các cành cây lúc ra quả.
Những chiếc lồng từ làm bằng thép rất dễ làm, gọn nhẹ và nhanh chóng.
Không nên chọn dây thép quá mảnh mai vì nó sẽ không đủ sức chống đỡ cho cây.
2. Lồng thép bọc ni-lông
Làm cho phần khung bảo vệ cây cà chua mạnh mẽ và hiệu quả hơn bằng cách bọc một lớp ni-lông bên ngoài. Chiếc lồng bọc ni-lông hoạt động như một nhà kính nhỏ thúc đẩy sự tăng trưởng của cây cà chua trong thời tiết mát mẻ.
Khi nhiệt độ tăng lên, bạn có thể loại bỏ bớt lớp ni-lông bên ngoài, chỉ để xen kẽ giúp cải thiện luồng không khí cho lá cây và giảm các vấn đề về bệnh tật.
Những chiếc lồng thép bọc ni-lông hoạt động tương tự như một nhà kính nhỏ, giúp cây cà chua tăng trưởng tốt hơn.
3. Khung gỗ hình thang
Khung gỗ hình thang được dựng lên bởi những thanh gỗ dài là cách hấp dẫn để giúp cây cà chua phát triển khỏe mạnh. Các khung gỗ nên có chiều cao từ 1 – 1.2 mét, được chôn sâu dưới đất từ 15 – 30 cm để tránh bị đổ khi có gió mạnh.
Khung gỗ giản dị mà chắc chắn.
4. Khung tháp nhọn
Khung tháp nhọn thường có đường kính từ 5 – 7 cm, được tạo nên bởi 2 – 3 cành cây, cũng có thể nhiều hơn tùy vào hoàn cảnh. Để có một chiếc khung hình tháp chắc chắn, bạn nên có thêm một cành cây ở trung tâm làm vai trò hỗ trợ và các thành rầm ngang chia chiếc khung thành nhiều nấc khác nhau.
Kiểu khung tháp nhọn rất chắc chắn, thích hợp khi bạn trồng cà chua xen lẫn với nhiều loại cây khác trong vườn.
5. Đóng cọc đơn
Nếu không muốn dựng khung cầu kỳ, bạn có thể đóng một chiếc cọ để phần thân cây cà chua có điểm tựa cuốn vào, leo lên cao. Trong trường hợp cây cà chua phát triển cao hơn chiều cao của cọc, bạn chỉ cần nối thêm các đoạn cọc và cố định bằng đây thép nhỏ.
Muốn cây cà chua không vươn dài ra nhiều phía, ngắt bỏ những cành phụ trước khi chúng dài quá 10 – 15cm. Như vậy, phần thân chính của cây cà chua sẽ phát triển tốt hơn.
Cọc đơn là cách làm cực kỳ đơn giản nhưng không hề thua kém về mặt hiệu quả.
6. Dàn xương cá
Chiếc dàn hình xương cá này là một cách tuyệt vời để thêm phong cách cho khu vườn của bạn. 10 “cánh tay” vươn ra từ thanh trung tâm. Chiếc cọc trung tâm có vai trò kết nối các thanh ngang, tăng cường khả năng nâng đỡ cho bộ dàn.
Bộ dàn xương cá có phần cầu kỳ, đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhiều thời gian hơn.
7. Trồng trong chậu cảnh
Những chậu cây cảnh là một ý tưởng hay dành cho việc trồng cà chua trong sân, ban công hoặc trong nhà. Thông thường, cà chua cần có không gian thoải mái để tăng trưởng. Do đó, bạn nên lựa chọn các chậu cây có đường kính tối thiểu từ 20 – 30 cm.
Nếu bạn chỉ thích trồng cà chua trong những chậu cảnh bé xíu hoặc tận dụng những những chiếc bát, chiếc hộp thừa trong nhà thì hãy chọn giống cà chua lùn, chiều cao tối đa của chúng chỉ 20 – 30 cm.
Trồng cà chua trong chậu có vô vàn ưu điểm, dễ di chuyển, dễ trồng, vệ sinh lại còn làm đẹp cho ngôi nhà của bạn.
8. Trồng trong thùng gỗ
Sử dụng trí tưởng tượng của bạn để tạo nên những chiếc thùng hấp dẫn và sinh động cho việc trồng những cây cà chua. Đối với loại thùng gỗ thưa như trong hình, bạn nên lót một lớp vải hoặc ni-lông để đất trồng không bị rơi ra ngoài. Bạn cũng có thể trồng xen kẽ một số loại cây rau thơm như húng quế cùng với cà chua.
Thùng gỗ, thùng xốp đều có thể trở thành "ngôi nhà lý tưởng" cho những cây cà chua yêu quý.
9. Trồng trong giỏ treo
Bạn có thể tránh việc phải khom lưng hoặc ngồi xổm để chăm sóc cây cà chua của mình bằng cách trồng chúng vào những chiếc giỏ treo. Đến mùa ra quả, những trái cà chua sẽ rủ xuống. Tất cả những gì bạn cần làm là chờ chúng chín và thu hoạch mà thôi.
Không tốn diện tích mà lại làm duyên cho ngôi nhà, những chiếc giỏ treo thực sự khiến chúng ta không thể bỏ qua.
Mời các bạn xem thêm cách trồng rau sạch tại nhà: