Ngôi nhà tọa lạc trên một nền đất rộng ngay dưới chân đê sông Lam thuộc xóm 3, xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Đây là căn nhà lưu niệm do các con ông Trần Quang Chưởng và bà Nguyễn Thị Nhiên (đã mất) đóng góp làm nhà lưu niệm cho đấng sinh thành ra mình. Ngay từ lúc bước vào cổng, mọi người sẽ bị choáng bởi hai cánh được làm từ hai tấm gỗ nguyên khối, mỗi tấm dày 10 cm, cao 2,5 m, rộng 1,2 m. Xung quanh cổng trang trí đèn màu bắt mắt. phía trên ghi dòng chữ: Nhà Lưu niệm gia đình ông Trần Quang Chưởng và bà Nguyễn Thị Nhiên.
Không gian thoáng đãng trước ngôi nhà gỗ, tạo cảm giác thoải mái khi bước qua cổng.
Một người con của ông Trần Mạnh Chưởng (thành viên góp tiền của xây dựng căn nhà này) cho biết, nhà được xây dựng từ 700m3 gỗ đinh hương, được làm bởi 4 nhóm thợ từ 4 tỉnh khác nhau gồm: Phần móng và bờ tường do thợ địa phương đảm nhận, phần mộc do thợ người Nam Định, bậc tam cấp được thợ Ninh Bình làm và phần mái và đốc nhà do thợ Huế thi công.
Các chi tiết, bộ phận trong nhà đều được chạm trổ chi tiết, với những họa tiết độc đáo được nhóm thợ Nam Định tỉ mỉ thi công.
Bên trong ngôi nhà cũng toàn bằng gỗ đinh hương. Một tấm dong lớn đặt ngay cạnh gian bên bàn thờ tổ tiên, hai bên là hai hàng cột.
Các chi tiết trong nhà được chạm trổ công phu. Đặc biệt là gian chính giữa có nhiều hoa văn, họa tiết đẹp được chủ nhân chọn đến khắc họa.
Gian thờ là nơi đặt bộ bàn ghế, 2 chiếc lục bình cao 2,2m, đường kính nơi rộng nhất 70 cm.
Hai chiếc cột ở gian chính giữa cũng được lựa chọn rất kỹ. Tất cả đều được điêu khắc, chạm trổ sắc nét.
Chiếc bàn gỗ dài 4 m, rộng 1,2 m đặt ở góc bên trái bàn thờ cũng được làm từ gỗ đinh hương nguyên tấm.
Nhiều vật dụng trong nhà được chủ nhân trang trí bằng cách khắc họa các chi tiết độc đáo hoặc hình các thành viên trong gia đình, các địa điểm nơi các thành viên trong gia đình đã từng ở, sinh sống... . Trong ảnh là hình các thành viên trong đại gia đình.
Đại diện chủ nhà cho biết, để làm ngôi nhà, họ đã phải thuê 4 nhóm thợ đến từ 4 tỉnh. Tổng số trên 3.000 công làm suốt ròng rã trong vòng 3 năm, để hoàn thiện ngôi nhà. Hình ảnh những người này cũng được ghi nhận trên bức tranh gỗ trong nhà.
Phía trên trần, đường băng trên nhà làm bằng gỗ nguyên khối và khắc dòng chữ: Phúc Như Đông Hải - Thọ Tỉ Nam Sơn.
Không gian ngôi nhà rộng rãi, thoáng mát. Bước chân vào, mọi người đều ngửi thấy mùi thơm quyến rũ tỏa ra từ gỗ đinh hương.
Đại diện của căn nhà này là ông Trần Quang Bảo đứng bên hình chạm khắc biểu tượng của nước Nga. Hiện gia đình ông Bảo cũng đang sinh sống ở Nga nên đã giao lại cho người chú họ là ông Trần Văn Lợi trông coi căn nhà này. Giá trị ngôi nhà không được chủ nhân tiết lộ nhưng theo nhiều người định giá nó hàng chục tỷ đồng. Ảnh Nguyễn Phê.