Dân gian quan niệm rằng, ông Táo là các vị thần bếp trông nom cuộc sống của mỗi gia đình. Các vị thần táo gồm: một bà Táo và hai ông Táo, các vị thần này sẽ canh giữ và ban phước cho cả gia đình gia chủ. Vì vậy, việc đặt bàn thờ ông Táo trong gia đình là để mong được bình an và gặp nhiều may mắn.
Lễ cúng ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm. Trong ngày này các vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia đình ở năm cũ. Vì vậy mới có phong tục cúng ông Táo và thả cá chép.
Vốn chiếm vị trí tâm linh quan trọng nên vị trí đặt bàn thờ cũng cần được cân nhắc kỹ càng. Điều này sẽ giúp cho gia đình bạn tránh được các tai ương từ bên ngoài cũng như các tranh cãi từ bên trong. Mang lại các may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình bạn.
Những điều tối kỵ khi đặt bàn thờ ông Công ông Táo
- Sắp xếp sai hướng
Bàn thờ ông Táo thường được đặt trong không gian của nhà bếp và phải sắp xếp logic, thuận tiện . Về phần hướng thường được đặt song song cùng bếp. Hoặc đặt hướng ra bếp đều được. Bàn thờ được đặt gần với vị trí bếp nấu.
- Không đặt ở gần bồn rửa bát
Bên cạnh đó cũng nên lưu ý đặt bàn thờ trên vị trí cao. Không đặt bàn thờ gần với vị trí bồn rửa bát. Do theo ngũ hành thì thủy sẽ khắc hỏa gây nên giảm nhiệt lượng của bếp lửa nhà bạn. Điều này cũng khiến cho vận may của gia đình bạn suy giảm đáng kể.
- Không đặt đối diện nhà vệ sinh
Bạn cũng không nên đặt bàn thờ ông Táo ở hướng đối diện với hướng nhà vệ sinh. Đối với các gia đình không đặt bàn thờ ông Táo ở bếp thì có thể thắp hương tại bàn thờ gia tiên. Không nên cúng kiếng ngay tại bếp. Hướng đặt bàn thờ ông Táo phù hợp chính là hướng Nam.
2. Cách sắp xếp bàn thờ ông Công ông Táo đúng chuẩn
Bàn thờ của Táo quân bao gồm có: Kệ bàn thờ được đóng bằng kệ gỗ. Hoặc bạn cũng có thể xây bằng xi măng. Bài vị của ông Táo. Một bát hương. Một bình hoa. Một đĩa để đựng trái cây hoặc bánh kẹo. Ly đựng nước.
Lễ vật để cúng lễ ông Táo gồm có: 3 mũ ông Táo. Trong đó có 2 mũ nam và một mũ nữ. Ba cá chép vàng để ông Táo cưỡi về trời. 3 ly nước, 1 bình hoa tươi, 1 đĩa ngũ quả, bánh kẹo, trầu cau, hương vàng để cúng lễ. Nhìn chung việc cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ thiêng liêng, chủ yếu là ở sự thành tâm của gia chủ, vì thế lễ vật cúng không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, chỉ cần đầy đủ lễ vật là được.
Ngoài ra nhà bếp được coi như là ngôi nhà của ông bà Táo, vì vậy ngoài việc sắp xếp bàn thờ còn phải thường xuyên vệ sinh nhà bếp.