Trung tâm thương mại thế giới là tên gọi chung của khối bảy tòa nhà trước đây nằm gần cực nam Manhattan, thành phố New York nhưng hai tòa tháp sinh đôi cao chọc trời là hai tòa kiến trúc nổi bật nhất với cùng kiểu dáng và được đặt cạnh nhau.
Ngày 20/09/1962, Minoru Yamasaki đã được lựa chọn là kiến trúc sư chính trong việc thiết kế hai tòa nhà. Ông dự định sẽ kết hợp hai tòa nhà cao 80 tầng nhưng để đáp ứng yêu cầu của Cảng Vụ (Port Authority), mỗi tòa nhà được thiết kế với 110 tầng.
Bản thiết kế được công bố ngày 18/01/1964 và đòi hỏi mỗi cạnh tòa nhà chiếm 63m, các cửa sổ văn phòng hẹp (khoảng 46cm) để đảm bảo an toàn cho người bên trong tòa nhà.
Tòa nhà được thiết kế theo kiểu kiến trúc "tube-frame" (khung ống) rất thông dụng sau Thế Chiến Thứ Hai cho những cao ốc trên 40 tầng, dùng vật liệu là thép và bê tông xi măng rất vững chắc để chống gió bão và động đất.
Thiết kế tube-frame là một cách tiếp cận mới cho phép diện tích sàn mở rộng hơn so với thiết kế truyền thống. Các tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sử dụng cột thép có độ bền cao, chịu được tải trọng cạnh nhau để tạo thành một cấu trúc tường cứng mạnh mẽ, hỗ trợ trọng lực tải cho các cột lõi.
Một trong những hạn chế khi xây dựng những tòa nhà chọc trời chính là vấn đề về thang máy. Tòa nhà cao chọc trời đòi hỏi một hệ thống thang máy phải đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn người sử dụng tòa nhà.
Kiến trúc sư đã cho thiết kế những đại sảnh lớn giúp chuyển từ thang máy chính (express elevator) sang các thang máy phụ (local elevator) nhằm tăng sự lưu thông giữa các tầng của tòa nhà.
Hai tòa tháp được khánh thành vào năm 1973 với chiều cao đạt 417m (không tính ăng ten) và trở thành tòa tháp cao nhất thế giới lúc bấy giờ. Tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp Trung tâm Thương Mại Thế giới – niềm tự hào lẫy lừng của người Mỹ đã đứng vững sau nhiều cuộc tấn công ngoại trừ vụ khủng bố năm 2001.
Hai cột sáng tượng trưng cho hai tòa tháp