Building Design - một website về kiến trúc của Anh đã trao thưởng danh hiệu Carbuncle Cup - một danh hiệu "danh giá" dành cho những tòa nhà xấu nhất của năm. Năm nay, trang web đã chế nhạo tòa nhà Lincoln Plazza, một kiến trúc xa hoa gồm 31 tầng tại London với lời chỉ trich: “Một công trình kinh dị và buồn nôn, nhẽ ra đừng nên có mặt trên đời.”
Lincoln Plazza tại London, Anh Quốc
Tòa căn hộ 31 tầng được gán giải thưởng 2016 Carbuncle Cup này thực chất lại rất đắt đỏ - sở hữu một câu lạc bộ thể chất, một rạp chiếu phim tư nhân và 4 vườn cây trong nhà kính để cư dân căn hộ có thể tận hưởng.
Tuy nhiên, những phần được thiết kế lồi ra so với tòa nhà là điều khiến các nhà phê bình kiến trúc phải khó chịu. “Bởi màu sơn tường khiến người xem mắc ói, hình thể lộn xộn, các lan can như được gắn vào bởi keo dính và mặt tiền hỗn độn, tòa nhà trưng ra một thứ kiến trúc tồi tệ nhất về sự sắp đặt và là một trò lòe rẻ tiền.” - Ike Ijeh đã viết trong một bài xã luận trên BD.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Aoyama tại Tokyo, Nhật Bản
Ngôi trường ở Nhật Bản này được ví như một nhân vật Transformers không dưới một lần. Theo trang web của trường, tòa nhà bao gồm “các yếu tố kiến trúc thiết yếu như các hòm thư, bể nước, cột thu lôi và phần liên kết của các phần khác nhau,... Một khối kiến trúc vô cùng lộn xộn”.
Tòa nhà J.Edgar Hoover tại Washington D.C
Khi trụ sở FBI được hoàn thành vào năm 1974, tòa J.Edgar Hoover đã tiêu tốn 126 triệu đô la để xây dựng - và đây là trụ sở chính phủ đắt nhất từ trước tới nay.
Tờ The Independent báo cáo rằng, nhiều năm trước, tòa nhà đã từng được cân nhắc về phong cách vì đây là công trình sẽ được sử dụng làm nơi hoạt động của lực lượng cơ quan nhà nước mạnh mẽ và chính trực.
Cho tới năm 2006, liên hiệp các tổ chức về kiến trúc của Mỹ đã viết rằng tòa nhà này là “một tên du côn kênh kiệu của khu vực … lóng ngóng và cục cằn.” Cứ như FBI vừa trấn lột tiền ăn trưa của AIA vậy!
Tòa nhà M16 tại London, Anh Quốc
Có vẻ như các cơ quan chính phủ luôn có gu thẩm mĩ ‘khác người’. Tòa nhà SIS (M16) - trụ sở mật vụ tình báo Anh, đã liên tục đứng đầu các cuộc càn quét để tìm ra toà nhà ‘xấu xí’ nhất thế giới. Thiết kế của nó, phải nói rằng vô cùng... kỳ lạ.
Nhà thờ lớn Liverpool Metropolitan tại London, Anh Quốc
Theo Travel + Leisure, khi nhà thờ này mở cửa vào năm 1967, các tấm ngói khảm bắt đầu rơi xuống và mái nhà bắt đầu bị rò rỉ. Ngay ấn tượng đầu tiên đã không mấy tốt đẹp. Và những ngọn tháp cũng không có vẻ gì là thành tâm muốn mời mọi người tới.
Tháp Truyền Hình Zizkov tại Praha, Cộng hòa Séc
Bạn có thấy những bức tượng nhỏ bé đang leo lên tháp truyền hình cao hơn 200m này? Chúng là hình những đứa trẻ sơ sinh. Hãy ghi nhớ để khỏi phát hoảng khi trông thấy nhé!
Nhà hát Morris A. Mechanic tại Baltimore, Maryland.
Thành phố Baltimore đã phá hủy nhà hát Morris A. Mechanic vào năm 2015, nhưng không có nghĩa rằng rạp hát không hề nhận bất cứ lời chỉ trích nặng nề nào cho tới thời điểm đó - đặc biệt là bởi nó đã bị bỏ hoang trong vòng 10 năm.
Tòa nhà The Ascent tại Convington, Kentucky.
“Nhờ bất cứ ai miêu tả hình dáng tòa nhà The Ascent tại Convington và bạn sẽ nhận được câu trả lời: ‘Đó là một tòa nhà có thể trượt’” - Đây là một đoạn hội thoại trích từ kênh địa phương Kentucky trên Youtube về dự án công cộng của Daniel Libeskind.
Những nhà kiến trúc sư khác đã chỉ trích Libeskind bởi độ dốc kinh khủng không bình thường của tòa nhà và một vài thiết kế khác của ông cũng nhận được chỉ trích tương tự, từ tòa Centre De Congrès à Mons cho tới bảo tàng Royal Ontario.
Bảo tàng Experience Music Project, tại Seattle, Washington.
Những người tiên phong trong ngành kiến trúc như Frank Ghery cho rằng tòa Experience Music Project - bảo tàng về nhạc rock, không hề hài hòa về thẩm mỹ: “Tôi quan sát toàn bộ tòa nhà và thấy chúng thật xấu xí” - Ông phát biểu tại tờ The Seattle Times vào năm 1999.
Thư viện quốc gia tại Minsk, Belarus
Bao gồm tám tam giác và 18 hình vuông, thư viện ốp toàn bộ bằng kính 23 tầng này là một cơn ác mộng hình học. Và tòa kiến trúc này còn được thắp sáng vào ban đêm với ánh sáng đổi màu liên tục.