Trồng cây thủy sinh tức là sử dụng nước kết hợp với dung dịch thủy sinh để trồng nên nhiều loại cây cảnh khác nhau, thay vì sử dụng đất để trồng như cách làm truyền thống. Việc trồng cây thủy sinh không chỉ giúp làm đẹp hơn cho không gian xung quanh, giúp người trồng có thể ngắm nhìn chậu cây của mình một cách chi tiết nhất. Mà cách trồng cây này còn giúp tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc cho nhiều loại cây cảnh khác nhau.
Việc trồng cây thủy sinh thực sự không hề khó khăn, bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện dễ dàng chỉ bằng một vài nguyên liệu và cách làm đơn giản.
Chuẩn bị dụng cụ khi trồng cây thủy sinhĐể có thể trồng các loại cây cảnh bằng phương pháp thủy sinh, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
- Bình thủy tinh để trồng cây: Chọn loại dày dặn, có kích thước phù hợp với kích cỡ của cây cảnh khi trưởng thành.
- Loại cây cảnh để trồng thủy sinh: Bất kỳ loại cây cảnh nào mà bạn muốn, tuy nhiên loại cây đó cần phải thích nghi tốt khi trồng thủy sinh.
- Dung dịch thủy sinh: Là dung dịch dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có thể hòa tan trong nước để giúp cây hấp thụ dễ dàng.
- Một số dụng cụ trồng cây: Kéo, dao, nhíp gắp,...
- Một số vật dụng cố định cây khi trồng: Sỏi, giá đỡ, vật kê,...
Cách trồng cây thủy sinh đơn giản nhất theo từng bướcDựa vào từng bước thực hiện chi tiết ngay sau đây, bạn có thể tự mình trồng ra những chậu cây thủy sinh đẹp mắt mà ít tốn công sức.
1. Lựa chọn giống cây trồngTrước khi muốn trồng cây thủy sinh, bạn cần phải lựa chọn được loại cây mà mình muốn trồng, bởi không phải loại cây nào cũng thích hợp để trồng thủy sinh. Do đó mà bạn cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng để chọn ra giống cây phù hợp. Bên cạnh đó, giống cây mà bạn lựa chọn cần phải thỏa mãn các tiêu chí:
- Hợp tuổi và hợp mệnh của bạn
- Có thể sinh trưởng tốt khi trồng trong nhà
- Sức sống mãnh liệt và dễ chăm sóc
- Có khả năng thanh lọc không khí, làm sạch không gian xung quanh
Một số loại cây mà bạn có thể lựa chọn như cây phú quý, các loại cây trầu bà, cây dây nhện, cây lưỡi hổ, cây trúc cảnh,...
2. Làm sạch rễ cây trước khi trồngĐể trồng cây thủy sinh trong chậu, bạn cần phải mua được cây non sau khi đã lựa chọn giống cây định trồng. Cây non có thể được tìm mua dễ dàng tại nhiều tiệm bán cây cảnh trên toàn quốc. Trước khi trồng cây thủy sinh, bạn cần tiến hành làm sạch rễ cây, điều này giúp loại bỏ đất bám trên rễ cây, phát hiện rễ bị hư hỏng, thối dập để có biện pháp loại bỏ.
Bạn có thể dùng dao hoặc kéo để cắt bỏ các rễ bị hư hại của cây non trước khi trồng thủy sinh. Dùng nhíp để gắp bỏ đất trồng còn sót lại ở rễ, tránh làm tổn thương đến các rễ khỏe mạnh, cũng là để không làm vẩn đục nước bên trong chậu trồng sau này. Sau khi đã hoàn thành, bạn đặt cây con ở nơi khô ráo từ 3-4 tiếng rồi mới đem cây bỏ vào bình thủy sinh.
3. Hòa tan dung dịch thủy sinh vào nướcNếu chỉ trồng cây với nước thông thường thì sẽ không thể đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển giống như đất trồng, bởi nước thiếu khá nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây xanh. Do đó mà việc bổ sung dung dịch thủy sinh là điều bắt buộc đối với những cây cảnh trồng theo phương pháp này.
Bạn có thể tìm mua các gói dung dịch thủy sinh, đọc kỹ thành phần và hướng dẫn trên bao bì để biết được loại nào phù hợp với cây trồng của mình. Sau đó đem dung dịch hòa tan với nước theo đúng tỷ lệ yêu cầu để tạo thành dung dịch dinh dưỡng nuôi dưỡng cây trồng phát triển.
4. Cố định cây trong bình thủy tinhTiếp theo, bạn hãy đặt cây non vào trong bình thủy tinh đã chuẩn bị. Sau đó hay sử dụng các loại giá đỡ, vật kê bằng nhựa, hoặc những viên sỏi để giúp cố định cây trồng nằm ngay ngắn trong chậu trồng. Từ đó cây trồng sẽ không lo bị ngã đổ, tạo thành dáng xấu không đẹp mắt.
5. Đổ hỗn hợp dung dịch thủy sinh vào chậu trồngSau khi đã cố định cây trồng trong bình thủy tinh, bạn hãy đổ hỗn hợp dung dịch thủy sinh đã pha chế. Lượng dung dịch đổ vào trong cần không được quá ít để tránh cây không nhận đủ dinh dưỡng, và cũng tránh quá nhiều để khiến dung dịch không bị tràn ra ngoài khi di chuyển chậu cây. Lượng dung dịch thủy sinh tốt nhất chỉ nên chiếm 50% dung tích chậu trồng.
6. Chăm sóc cây sau khi trồngSau khi hoàn tất việc trồng cây mới trong bình thủy tinh bằng phương pháp thủy sinh, bạn cần chăm sóc thường xuyên cho cây để giúp nó mau lớn, ra rễ mới và tiếp tục phát triển. Hãy cho cây đi tắm nắng 3-4 tiếng mỗi ngày để đảm bảo quá trình quang hợp. Ngoài ra đặt cây ở nơi thoáng mát, không quá nóng hoặc quá lạnh để không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng.
7. Thay nước và dung dịch thủy sinh định kỳKhi trồng cây thủy sinh, bạn cần tiến hành thay nước định kỳ cho cây để tránh nước bị đục bẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng. Tốt nhất cứ sau 4-7 ngày là bạn sẽ thay thế nước trong bình bằng hỗn hợp dung dịch thủy sinh + nước sạch được pha chế theo đúng tỷ lệ.
8. Cắt tỉa cây trồngBạn hãy thường xuyên cắt tỉa bớt các cành lá khô héo, lá bị vàng úa để giúp cây không bị bệnh và phát triển được tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu cây trồng phát triển quá nhanh hoặc trồng lâu năm có nhiều nhánh, cành lá thì bạn nên thay đổi chậu trồng có kích thước lớn hơn, hoặc có thể tách bớt các nhánh, cành lá để trồng riêng trong chậu mới nhằm tạo thành cây mới khỏe mạnh.
Nên đặt chậu cây thủy sinh ở đâu?Tùy theo năm sinh của bạn mà hãy lựa chọn hướng đặt chậu cây hợp lý để mang lại nhiều may mắn, thuận lợi. Tránh đặt chậu cây ở những nơi không hợp mệnh để ngăn ngừa tài lộc thất thoát, gặp nhiều điều không tốt. Bên cạnh đó, bạn nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng, không khí thoáng mát, sạch sẽ để giúp cây có được sự phát triển tốt nhất. Không nên đặt cây ở nơi nóng nực hoặc ngay dưới máy lạnh thổi đến để không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng.