Vệ sinh chổi lau nhà sạch chất bẩn, vi khuẩn
Hầu hết các đầu chổi lau đều được làm bằng sợi bông dày nên chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc. Làm sạch đầu chổi lau nhà hàng tuần giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và giúp chúng làm tốt nhất công việc của mình. Đầu chổi sạch cũng có khả năng hấp thụ nhiều nước và bụi bẩn hơn từ sàn nhà.
Chuẩn bị:
- Xô lòng sâu
- Găng tay cao su
- Nước rửa bát
- Nước tẩy (tùy chọn)
- Nước nóng
Thực hiện:
- Bước 1: Đeo găng tay cao su để bảo vệ da tay khỏi tác động của nước và hóa chất.
- Bước 2: Nhúng đầu chổi lau vào trong xô sâu lòng rồi dùng tay vò đầu chổi trong khi xối nước nóng từ vòi. Tiếp tục rửa và vò cho đến khi nước chảy ra khỏi đầu chổi lau gần như chuyển về lại trong suốt.
- Bước 3: Để nguyên đầu chổi lau trong xô và đổ xà phòng và thuốc tẩy vào trước khi thêm nước nóng cho đến khi tất cả các sợi vải hoàn toàn ngập nước. Vò qua một lát rồi ngâm qua đêm.
- Bước 4: Sáng hôm sau vắt khô đầu chổi lau ra rồi phơi ra nắng cho khô nước. Chị em nên trải đều các đầu sợi để chúng khô càng nhanh càng tốt.
Vệ sinh chổi lau nhà không bốc mùi
Chổi lau, giống như bất kỳ công cụ làm sạch bằng vải khác, sẽ bốc mùi khó chịu sau một thời gian, thường là kết quả của độ ẩm và cặn đọng lại trên đó sau khi bạn đã hoàn tất việc làm sạch. Mùi sẽ chỉ càng tồi tệ hơn theo thời gian, vì vậy tốt nhất cần làm sạch và khử mùi ngay khi nhận thấy mùi hôi.
Chuẩn bị:
- Xô
- Nước
- Giấm
Thực hiện:
- Rửa sạch đầu chổi lau nhà bằng nước sạch, nóng rồi vắt khô.
- Đổ vào xô nước một lượng nước và giấm trắng có tỉ lệ tương đương nhau. Ngâm đầu chổi trong xô qua đêm. Giấm sẽ khử mùi cũng như khử trùng vi khuẩn.
- Rửa sạch lại bằng nước nóng và phơi khô.