Ảnh minh họa.
Nhiều người thường thắc mắc rằng, tại sao ông bà và một số cha mẹ thuộc thế hệ cũ thường khuyên con cháu nên lấy quần áo ngoài dây phơi vào nhà trước khi trời tối. Có nhiều lời giải thích cho điều này, bao gồm cả những điều mê tín nhưng trên thực tế hóa ra lại có cơ sở khoa học.
Dưới đây là một số nguyên nhân được lý giải dưới góc độ khoa học:
1. Liên quan tới tia cực tím
Chúng ta đều biết rằng, ánh sáng ban ngày chứa nhiều tia cực tím, có tác dụng khử trùng, làm khô quần áo. Trong khi đó, ban đêm không có tia cực tím, lại nhiều sương, có thể khiến cho quần áo đã khô trở nên bị ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trở lại.
2. Lo lắng về bọ bò trên quần áo
Phơi quần áo vào ban đêm có thể xảy ra tình trạng bị các loài côn trùng, bọ xít bám vào. Bản thân những loài động vật này có thể mang vi khuẩn, virus, chúng có thể cắn vào da của người mặc và gây bệnh.
Trên thực tế, vào mùa có nhiều côn trùng phát triển, ngay cả vào ban ngày, nhiều côn trùng sẽ bám vào quần áo, vì vậy bạn không cần phải đợi đến tối mới rút quần áo vào. Một số quần áo sáng màu còn đặc biệt dễ thu hút côn trùng bám vào.
Nếu ban đêm bạn treo quần áo ngoài ban công, nó rất dễ thu hút côn trùng bám vào đẻ trứng. Đặc biệt là quần áo trẻ em, khả năng để lại trứng hoặc phân côn trùng cao hơn.
Nếu quần áo bị nhiễm trứng côn trùng, không được khử trùng lại hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, trẻ có thể bị ngứa ngáy sau khi mặc. Ngoài ra, một số trẻ có thói quen nhai, mút quần áo, ngoáy mũi, mút tay... trứng côn trùng có thể xâm nhập vào đường miệng gây bệnh.
3. Quần áo bị ẩm ướt
Do ban đêm nhiệt độ xuống thấp, hơi nước trong không khí dễ đóng băng nên độ ẩm cao, quần áo không được cất vào ban đêm rất dễ bị ẩm.
Ngoài ra, nếu chẳng may mưa đột ngột vào ban đêm, nhiều người đang ngủ rất ngại chạy ra ngoài lấy đồ vào. Công sức phơi quần áo nguyên 1 ngày trời cuối cùng hoá ra công cốc.
4. Bị nhiễm bụi, gây dị ứng da
Ban đêm, nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao, quần áo phơi ngoài trời có thể bám bụi. từ bên ngoài. Bạn không thể giũ sạch bụi sau vài lần, nếu chẳng may bụi bẩn là chất hóa học sẽ có khả năng gây dị ứng da cao.
Nguồn: