Từ ngày vườn hoa hồng trên mái nhà của gia đình chị Lại Hằng (26 tuổi) đơm sắc nở hoa, khu xóm trọ dành cho người dân tỉnh lẻ ở Lĩnh Nam (Hai Bà Trưng) luôn ngập tràn sắc xuân và tiếng chim ca ríu rít.
Xếp chậu trên mái nhà
Vì không có khoảng không gian rộng để trồng hoa, chị Lại Hằng đã quyết định dọn sạch mái gác trên căn nhà cấp 4 đi thuê để thực hiện ước mơ hoa cỏ của mình. Chị cho biết, nhà đi thuê cũng là nhà nên chị đã nảy ra ý nghĩ trồng hoa để trag trí khuôn viên. Ban đầu, chị Hằng trồng hoa dưới sân trước nhưng vì diện tích nhỏ không đủ khoảng trống nên vợ chồng chị quyết định đưa lên mái nhà.
“Không có không gian nên chồng mình “xui” dọn gác trên mái nhà để chậu cây. Nghe bùi tai, mình đã quyết định dọn và làm sàn trên đó. Mất một ngày, những chậu hoa hồng dưới sân đã được chuyển lên mái nhà. Nhờ đó, mình có thể trồng thêm nhiều giống hoa hồng khác”, chị tâm sự.
Mái nhà rộng 25m vuông đã trở thành khu vườn hồng
Để thuận tiện cho việc đi lại và chăm sóc cây, chồng chị Hằng đã tự tay thiết kế cầu thang đi lên. Chị cho hay, vợ chồng chị phải chọn mua gỗ xà gồ về xẻ ra và đóng lại làm sàn gỗ đẩy lên mái nhà. Ngoài ra, giàn giáo đỡ chậu hoa cũng được thiết kế bằng loại gỗ đó. Đặc biệt, cầu thang đi lên cũng được tạo vững chắc để cả gia đình có thể lên chăm sóc.
Chị kể: “Thấy mình đam mê trồng hoa, ông xã ủng hộ nhiệt tình lắm. Anh ấy thường xuyên đi lấy đất hoa màu về cho mình trồng. Thậm chí, có những buổi sáng lạnh, anh ấy vẫn không quên dậy sớm lên mái tưới nước và ngắm hoa nở”.
Chồng chị Hằng luôn ủng hộ chị trồng hoa hồng
Trồng hoa theo cảm nhận và rút kinh nghiệm
Khu vườn trên mái rộng 25m vuông của gia đình chị Hằng chủ yếu trồng các loại hồng ngoại hồng ta. Và đến nay, chị đã trồng được gần trăm gốc hồng các loại. Đặc biệt, chị Hằng không áp dụng 1 công thức đặc biệt nào trong cách chồng và chăm sóc hoa.
Chị cho biết, chị trồng hoa theo cảm nhận và rút kinh nghiệm dần trong những lần tiếp theo. “Để trồng 1 chậu trồng ngoại, khâu quan trọng nhất có lẽ là cách trộn đất. Mình thường trộn theo tỉ lệ 1:1:1/2:1/2 tức là cứ 1phần đất thì 1 phần trấu và ½ phân gà hoặc phân bò cũng với ½ đá pelite. Nếu như không có đá, mình trộn theo công thức 2 đất 2 trấu và ½ phân”, chị Hằng chia sẻ cách trộn đất trồng hoa hồng ngoại.
Chị trồng hoa theo cảm nhận và rút kinh nghiệm dần trong lần tiếp theo
Hồng đã được đưa bầu vào chậu cần chăm bón đúng cách để đảm bảo tốc độ sinh trưởng tốt. Hằng tuần, chị Hằng bón atonik bằng cách phun đẫm 1 lần hòa theo tỷ lệ chuẩn. Bên cạnh đó, cứ 10 ngày, chị phun thuốc phòng bệnh nhện và trĩ 1 lần; 7-10 ngày bón phân 1 lần.
“Mùa đông rét như thế này, hồng thường bị bệnh nhện đỏ và nấm đốm lá rất nhiều. Do vậy, mình phải nhanh chóng chữa trị bệnh cho cây. Có lẽ, cách trị hiệu quả nhất là nên vặt lá đốm đi và phun thuốcphun ridomil gold ( alvin hoặc altrivin) + atonik”, chị cho hay.
Mùa này, hồng thường bị bệnh đốm lá và nhện đỏ
Một góc vườn trên mái nhà cấp 4
Những chậu hồng tự tay chị Hằng trộn đất và trồng
Bông hồng ngoại khoe sắc nghệ rực rỡ
"Nụ" hồng vươn mình theo ánh bình minh
Uốn mình theo mặt trời mọc
"Nụ cười" đón chào ngày mới
Chùm hồng khoe sắc thắm cùng nhau
Nàng hồng tỏa hương thơm
Hồng đang dần xòe cánh
Những bông hồng nở rực đầy màu sắc
Cánh hồng mòng phô từng nhụy vàng
Nét mềm mại của từng cánh hồng
Muôn kiểu nở hoa của hồng ngoại
Rộn sắc trong ánh chiều tàn