Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Hình ảnh
  • Nhà đẹp
  • Xây nhà khôn khéo thời “túi mỏng”

Xây nhà khôn khéo thời “túi mỏng”

Xây nhà khôn khéo thời “túi mỏng”

Nói tới chuyện xây nhà, gần đây nhiều người lắc đầu ngán ngẩm. Chẳng nói ra thì ai cũng biết, tình hình kinh tế khó khăn. Nếu mà có xây nhà thì phải… khéo tận dụng!

03/06/2013 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

Xây nhà kiểu tận dụng

Cũng chẳng phải chờ tới thời bão giá hay kinh tế suy thoái thì dân tình mới thắt lưng buộc bụng, cân – đong – đo - đếm trong chuyện xây nhà. Ở nước ta, từ xưa tới nay, trong quan niệm, trong nếp nghĩ thì xây nhà là một việc cực kỳ quan trọng, là niềm mơ ước, nỗ lực cả đời người. Dẫu vậy thì số người ung dung xây nhà hiếm lắm, còn đại đa số là những người xây nhà với hoàn cảnh khó khăn, tâm trạng nhiều băn khoăn lo lắng. Người ung dung là khi có đủ mọi điều kiện thuận lợi, có đất rộng, vị trí đẹp, có đủ tiền xây như mình muốn, có đủ quyền để điều hành sai khiến. Số đông còn lại thì ngược lại, mọi thứ đều không đủ, thiếu hụt lắm chỗ, bất lợi nhiều bề… Nhà thì vẫn cứ phải xây, vì chờ đầy đủ mọi điều kiện, chờ cái tư thế ung dung thì chẳng biết đến bao giờ. Cái mình mong muốn bao giờ cũng vượt hơn những cái mình đang có, đó là một lẽ thường ở đời; mà ai cũng hiểu!

 Xây nhà khôn khéo thời túi mỏng - 1

Tận dụng gầm cầu thang làm… toa hút khói và kho chứa đồ.

Vậy thì phải cố gắng xoay xở, phải tận dụng thôi! Rất nhiều người xây nhà cũng phải vay mượn, rồi “kéo cày” trả nợ. Đó là một câu chuyện khác, nhưng cũng không tách rời hoàn toàn. Cũng phải nói rằng, trong thời điểm hiện tại thì vấn đề nhà ở, bất động sản, mua bán, xây dựng nhà cửa đang là vấn đề rất thời sự, thời thượng và cũng là bức tranh có nhiều gam màu u ám. Giá nhà đất, giá xây lắp quá cao so với mức thu nhập của đại đa số dân chúng trong xã hội. Giấc mơ về một ngôi nhà, chốn an cư lý tưởng ngày càng trở nên xa vời, thậm chí là điều không tưởng. Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta không cần ngôi nhà để sống, không có nhu cầu về mua đất, xây nhà. Không có được cái như trong mơ thì… phải giảm tiêu chuẩn giấc mơ đi thôi. Không có được biệt thự thì cố gắng “với” sang nhà phố, không được nhà phố thì tìm đến nhà nhỏ trong hẻm, hay leo lên chung cư… Không đủ tiền mua được đất rộng thì mua đất nhỏ, không có đất vuông vắn thì chấp nhận méo mó; không đủ khả năng “chơi” hàng cao cấp thì xài hàng trung bình… miễn sao cho vừa khả năng, vừa túi tiền. Bởi bản chất của câu chuyện xây nhà tận dụng này cũng chính là lý do tài chính, là tiền.

Ừ, thì bằng lòng; cố gắng tận dụng! Có ai đó nói rằng: Không có được cái mình yêu thì hãy yêu cái mình có! Cũng phải thôi… Mà đây là ngôi nhà của mình, nên càng phải yêu chứ, dù nó đang và sẽ có thể không hoàn mỹ như giấc mơ xa xôi.

Những chủ nhà này, khi đóng vai khách hàng với kiến trúc sư hay mang tâm lý có phần yếm thế, thiếu tự tin cùng những “giá mà”, “nếu như” kiểu: giá mà mặt tiền rộng hơn chút nhỉ, giá mà có thêm mặt thoáng nhỉ, giá mà diện tích lớn thêm chút nữa nhỉ… cùng tâm trạng hơi e ngại… về sự nhiệt tình của kiến trúc sư trước một bài toán khó. Nhưng khi gặp kiến trúc sư rồi (tất nhiên phải gặp đúng người), thì rất nhiều chủ nhà vỡ ra rằng: “Nó” vẫn có thể rất ổn, rất đẹp, dù trên tinh thần tận dụng, tiết kiệm, dù có rất nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan! Nếu “nó” ổn rồi thì nó vẫn có thể hay hơn nữa. Nhưng rõ ràng, muốn xoay chuyển tình thế xấu thành đẹp, dở thành hay, ít thành nhiều, thiếu thành đủ…, tức là thay đổi theo chiều hướng có lợi, tích cực thì phải cần một bàn tay lành nghề; một vai trò tư vấn chuyên môn, chuyên nghiệp của kiến trúc sư để… tận dụng đúng cách!

Tận dụng đúng cách

Nhà khéo tận dụng, thì sẽ đỡ được nhiều chi phí xây dựng. Nhà khéo tận dụng, sẽ khai thác tốt nhất được những gì hiện có (dù có thể hiện trạng là bất lợi). Nhà khéo tận dụng, sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của người sinh sống trong ngôi nhà đó (mà ban đầu tưởng chừng là không thể)… Và để đạt được những yếu tố đó, thì phải tận dụng đúng cách.

Ở đây, cũng cần phải hiểu một cách tổng quát rằng: khéo tận dụng là tối ưu hoá những gì đang có của mảnh đất, của ngôi nhà, chứ không hẳn là một phương pháp xây nhà dành cho những cuộc đất xấu, hiện trạng xấu trở nên đẹp. Với một hiện trạng không xấu, với một khả năng tài chính không khó khăn thì vẫn cần tận dụng để làm cho tốt hơn, tiết kiệm hơn. Tận dụng tốt, hiệu quả chính là thước đo của chất lượng công trình, năng lực của người thiết kế, quản lý, thi công.

 Xây nhà khôn khéo thời túi mỏng - 2

Tận dụng chiều cao đến sát trần.

Nhà khéo tận dụng là sản phẩm của một chuỗi quy trình, từ đầu tư, thiết kế, thi công, vận hành và sử dụng – tất cả đều liên quan đến nhau. Tuy nhiên, vai trò của thiết kế là quan trọng nhất, chi phối tới tất cả các yếu tố kia. Một thiết kế tốt – khéo tận dụng – sẽ làm cho việc đầu tư hiệu quả, thi công chính xác, nhanh gọn, tiết kiệm (vật tư và nhân công); cũng ảnh hưởng lớn tới quá trình sử dụng (đặc biệt trong vấn đề tiết kiệm năng lượng).

Việc tận dụng không phải là “tận thu”, cố gạn lấy nhiều nhất cái có lợi như kiểu tận dụng diện tích sử dụng, giảm thiểu chi phí vật tư, nhân công để tiết kiệm tiền. Tận dụng đúng cách là phải làm hài hoà tất cả, hợp lý tổng thể trong mối tương quan nhiều chiều: kinh tế, bền vững, công năng, thẩm mỹ. Một trong những nguyên tắc quan trọng của tận dụng đúng cách là vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật xây dựng, các nguyên lý kiến trúc căn bản, các số liệu nhân trắc học… Không thể vì tận dụng mà lại dùng ximăng (hay vật tư khác) kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn; không thể vì tận dụng mà lại làm cầu thang nhỏ hơn, dốc hơn tiêu chuẩn sử dụng, cũng không thể vì tận dụng mà bỏ qua những yêu cầu kiến trúc liên quan thiết thực đến công năng, ảnh hưởng tới chất lượng không gian sống (như thiếu cửa sổ, hoặc cửa không đủ diện tích gây thiếu sáng, thoáng)…

Trong thời buổi tấc đất tấc vàng, 1m2 đất là vàng, 0,1m2 đất cũng là vàng, và dường như ai cũng xây nhà trong tình trạng… đất không đủ rộng, vậy nên hay có tâm lý gạn hết mức có thể để đổi lấy diện tích sử dụng. Và quan niệm thông thường của mọi người là hay đi đến việc lấy thước đo diện tích sử dụng (của phòng chức năng chính) làm được – hơn. Thật ra diện tích chỉ là một trong nhiều yếu tố để làm nên giá trị không gian sử dụng, bên cạnh nó còn có nhiều yếu tố khác không kém phần quan trọng như hình dáng, kích thước, cấu trúc, giao thông, chiếu sáng, thông thoáng, hệ thống kỹ thuật… Nhiều người tận dụng diện tích (sử dụng) mà bỏ qua một cái giếng trời, để rồi ân hận là phòng quá tối, quá bí; hay tận dụng diện tích bằng cách… xây tường đơn ở phía hứng nắng, rồi sau lại kêu rằng nóng quá, rồi đi tìm cách chống nóng. Đấy là vài trong rất nhiều chuyện liên quan đến thiết kế, để thấy rằng thiết kế quan trọng thế nào. Không ai có thể nắm tổng thể tốt hơn người thiết kế, và vai trò của kiến trúc sư là vậy. Chủ nhà, hay người thi công của các hạng mục thường chỉ nhìn thấy một góc, một khía cạnh nào đó mà không nhìn ra các mối liên quan, các hệ quả khác. Ở cái nhìn tổng quan và chủ động, người thiết kế có thể tận dụng được nhiều thứ, lợi nhiều mặt, mà suy cho cùng là lợi về kinh tế; từ việc tư vấn đầu tư cho khách hàng (liên quan đến giải pháp thiết kế, phương án thi công), việc đưa ra giải pháp kiến trúc – kỹ thuật hợp lý, giải pháp vật liệu (kể cả tận dụng, dùng lại theo đúng nghĩa đen), tới việc tận dụng những yếu tố không hề mất phí – là thiên nhiên, nắng, gió… hay môi trường, bao cảnh xung quanh. Nhiều khi, một giải pháp thiết kế còn phải căn cứ vào… nhà ông hàng xóm kế bên, hay một cái cây trước ngõ…

Trong giai đoạn thi công, thì công tác quản lý cực kỳ quan trọng. Việc này cũng liên quan trực tiếp với thiết kế. Thiết kế tốt – chuẩn làm cho việc thi công thuận tiện, nhanh chóng, đúng quy trình, giảm thiểu sai sót, sửa chữa, tận dụng được thời gian (cũng là tiền, là vàng), và tất nhiên tiết kiệm vật tư, nhân công. Quản lý tốt tránh được mất mát hư hao vật tư, biết tận dụng cái này cho cái kia, bù chỗ này cho chỗ khác. Ví dụ, theo kinh nghiệm thực tế của tác giả bài viết: nếu biết tận dụng, tổ chức thi công tốt, thì trong suốt quá trình xây dựng phần thô của một ngôi nhà ở bình thường (nhà biệt thự, nhà phố); lượng chạc vữa phế thải, gạch vỡ có thể (đủ, gần đủ) dùng san nền trong các ô móng. Nhưng thực tế, sau khi hoàn thành xây cổ móng, đổ giằng tường là đơn vị thi công (hoặc chủ nhà) cho đổ cát luôn để lấy mặt bằng xây dựng thuận tiện. Như vậy sẽ mất tiền đổ cát, và cuối giai đoạn xây thô sẽ mất nhiều tiền để đổ chạc vữa phế thải đi, sâu xa hơn là gây tác hại tới môi trường. Tất nhiên, để tận dụng như cách trên, cần phải tổ chức mặt bằng thi công tốt, đảm bảo an toàn; và phần chạc vữa san nền cần được phân loại kỹ, không để lẫn ván gỗ cốp pha và các loại rác bất lợi khác (như xốp, giẻ – vải, rác hữu cơ… thường có ở mặt bằng thi công).

Trong việc thi công, tận dụng đúng cách là tổ chức khoa học, hợp lý (thời gian, bố trí mặt bằng, phối hợp hạng mục, nhân sự…) chứ dứt khoát không phải là tận dụng kiểu bỏ bớt quy trình, rút gọn thời gian, giảm thiểu phương tiện thi công và biện pháp an toàn lao động… Nếu làm như vậy, không biết có tận dụng được gì không, nhưng khi có sự cố thì hối không kịp.

Trước khi kết thúc, xin kể một câu chuyện nghề nghiệp vui vui. Tôi có một anh bạn đồng nghiệp, ngoài làm thiết kế thì anh cũng lăn lưng ở công trường. Anh rất cẩn thận và nghiêm khắc trong công việc. Anh tính toán vật tư rất kỹ, chỉ vừa đủ hoặc thừa rất ít. Có lần anh chỉ định số lượng vật tư gạch ốp lát để chủ nhà mua. Khi triển khai thi công, không thiếu, không thừa một viên. Có viên phải cắt làm bốn và sử dụng cả bốn mảnh, không được phép sai sót. Nhóm thợ ốp lát nhường nhau, đùn đẩy không ai dám cắt viên gạch. Thật ra nếu chẳng may có vỡ thì cũng mua viên khác thôi, không nỡ bắt đền thợ làm gì, nhưng đó cũng là thể hiện một thái độ, trách nghiệm nghiêm túc trong công việc; nhất là với những người thợ thi công, vốn quen với nếp nghĩ làm nhân công nên vật tư của chủ nhà thì… mặc kệ.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn”. Làm nhà bao giờ cũng tốn kém hơn dự trù chi phí ban đầu, đến giờ vẫn đúng. Vậy nên làm nhà phải gắng tận dụng và tiết kiệm!

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • shop quần lót nam
  • ẩm thực
  • túi xách nam
  • thắt lưng nam
  • bán sỉ quần lót nữ
  • ví da nam
  • cà vạt nam
Mẹ thông minh mách chiêu làm rộng bếp Nhà nhỏ xinh xinh của MC Thùy Linh
Từ khóa: khong gian songkien trucnoi thattan dung dien tichtu van xay nhanha hay
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhà nhỏ xinh xinh của MC Thùy Linh
Nhà Thuỳ Linh được trang trí đơn giản, một không gian đậm chất nữ tính, ngọt ngào, tạo sự thoải mái, ấm áp và cảm hứng cho cả gia chủ lẫn khách ghé thăm.
[Chi tiết...]
‘Hô biến’ cổng xấu xí hóa đẹp tươi cực dễ
Chiếc cổng trước nhà sẽ có một gương mặt mới khiến nhà bạn đáng yêu hơn.
[Chi tiết...]
Nhà ở giá rẻ vẫn đẹp miễn chê
'Cube Copy Cut' hay còn gọi là C3 là một hệ thống nhà ở khu đô thị dành cho những người có thu nhập trung bình ở Chicago.
[Chi tiết...]
1300m2 siêu sang của NSX ‘Harry Potter’
Ngôi nhà từ thế kỷ thứ 19 với diện tích hơn 1.300 mét vuông được thiết kế vừa đơn giản vừa sang trọng, và được chăm chút đến từng chi tiết nhỏ.
[Chi tiết...]
“Ma nữ” Trương Phương khoe nhà đẹp, xe sang
Trương Phương là gương mặt khá quen thuộc trên truyền hình với những vai diễn trong "Cửa sổ thủy tinh" và "Giấc mơ hạnh phúc". Hiện tại, cô cũng đang tham gia nhiều dự án khác nhau: Hành trang sống (Kenh17),...
[Chi tiết...]
Soi phòng ngủ đẹp lung linh của các quý ông showbiz Việt
Chốn "say giấc nồng" của các sao Nam đều có phong cách rất riêng. Sau nhiều năm miệt mài trên con đường ca hát, Cao Thái Sơn đã mua được một căn hộ mới, nằm trên tầng 21, có giá hàng triệu USD (từ...
[Chi tiết...]
Giá gỗ mộc mạc, bắt mắt cho nhà đẹp
Kệ mở rất thực tế và hữu ích, thường được sử dụng trong thiết kế nội thất với cả hai mục đích lưu trữ và trưng bày từ đồ dùng nhà bếp đến tranh ảnh nghệ thuật, các bộ sưu tập,...
[Chi tiết...]
Nhà đẹp hoàn hảo với màu sơn Majestic.
Khi kiến tạo không gian sống, người ta thường cố gắng đầu tư để ngôi nhà của mình được hoàn thiện nhất. Sự khéo léo trong công đoạn lựa chọn màu sắc sẽ giúp ngôi nhà thăng hoa với...
[Chi tiết...]
Làm mới phòng ngủ chỉ chưa đầy 30 phút
Phòng ngủ là nơi bạn dành nhiều thời gian nhất trong cuộc đời nhưng đôi khi lại là chỗ ít được quan tâm.
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
DANH MỤC
  • Thiên nhiên hoang dã
  • Duyên dáng Việt Nam
  • Kiến trúc
  • Ảnh trẻ thơ
  • Hot girl
  • Hoa Hậu
Từ khóa
  • áo khoác
  • thi công nội thất giá rẻ
Quảng cáo
4MEN SHOP
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG