Hình ảnh của sao chổi ISON chụp bởi Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA. Ảnh: NASA, ESA, và Z. Levay (STScI). |
Hai nhà thiên văn học người Nga là Vitali Nevski và Artyom Novichonok tìm thấy sao chổi ISON tháng 9 năm ngoái. Nó mang tên một chương trình khảo sát bầu trời ban đêm của họ. Sao chổi ISON có quỹ đạo cách mặt trời 1,4 triệu km, giới khoa học ước tính khoảng cách gần nhất của ISON đến mặt trời là 1,2 triệu km.
Trong tháng 7 hoặc tháng 8, ISON sẽ vượt qua “đường đóng băng”. Tại ranh giới này, nó cách mặt trời 370-450 triệu km, băng của nó tan chảy khiến nó trở nên sáng hơn.
Sao chổi ISON dự kiến bay ngang qua sao Hỏa và sao Thủy vào tháng 10. Do sự gia tăng cường bộ bức xạ mặt trời, vật chất sao chổi bị đốt nóng, sao chổi có thể bị phá vỡ thành từng mảnh nhỏ, một cơn bão mặt trời không đúng lúc sẽ xé rách đuôi của nó ngay lập tức.
Tháng 9, Cơ quan Vũ trụ và Hàng không Mỹ (NASA) dự định khởi động một khí cầu bay lên không gian cách trái đất 37 km để chụp lại hình ảnh của ISON, bởi chất lượng các bức ảnh không bị ảnh hưởng bởi bầu khí quyển trái đất nếu chụp ở trên cao thế này.
Ngày 28/11 tới, "quả cầu tuyết" sẽ bay qua mặt trời với khoảng cách nhỏ hơn một triệu km. Nếu không bị phá vỡ, nó sẽ xuất hiện rực rỡ như ánh sáng mặt trăng. Đuôi sao chổi kéo dài trên bầu trời đêm nên nhiều người trên thế giới có thể quan sát hình ảnh của ngôi sao này.
Theo NASA, đầu tháng 12, ở bắc bán cầu, người quan sát thấy nó xuất hiện lúc buổi sáng ở đường chân trời hướng đông-đông nam. Tiếp đó vào tháng giêng, người xem sẽ thấy sao chổi ở tất cả các đêm.
Sự tiếp cận của sao chổi ISON với bầu không khí rực lửa của mặt trời, các nhà khoa học có thể tìm hiểu cách thức mặt trời hoạt động thông qua cách mà sao chổi tương tác với bầu khí quyển của nó.
Lê Hùng (theo Space)