Dell Latitude E6500 với lớp vỏ đen lịch lãm và rắn chắc. |
Chiếc máy vẫn mang dáng vẻ lịch lãm của các dòng máy dành cho doanh nhân của Dell với lớp vỏ màu đen và chỉ ở những phần gáy hay pin mới được sơn phết xám, bạc. Tuy nhiên, do thiết kế vuông vắn nên các cạnh được tạo khá sắc khiến việc nghỉ tay không thoải mái chút nào.
Vỏ bằng hợp kim magiê giúp E6500 trông chắc chắn và bền bỉ hơn so với nhiều laptop đi trước cùng hãng. Khi thử nghiệm độ bền sản phẩm bằng cách chống thật mạnh lên phần nghỉ tay dưới bàn phím, thấy chiếc máy vẫn không hề hấn gì. Một điểm yếu ở thiết kế của dell e6500 là khe hở phần vỏ bao quanh màn hình LCD khá lớn dễ đóng bụi. Bộ phận chốt gài màn hình vào đế không nằm ở giữa mà chếch về phía bên phải. Khi gập máy lại một phần nhỏ bên trái vẫn còn hở ra.
Nếu so với Thinkpad W500 và D610 thì thiết kế bàn phím của E6500 kém hơn một chút vì thiếu mất các nút chức năng như menu, print, num clock và pause, mặc dù còn khá nhiều không gian để bổ sung những phím này. Nhà sản xuất đã khắc phục bằng cách tích hợp Fn+F11 thay cho nút print. Ngoài ra, một bất lợi khác là bàn phím khá thấp so với phần kê tay nên bất tiện cho thao tác gõ.
Trackpad được thiết kế gọn, đẹp và khá thoải mái cho người sử dụng. Phần nút bấm trỏ chuột tạo độ nhấn nhẹ mà không cần phải áp nhiều lực ngón tay như nhiều laptop khác.
Khe hở phần bao quanh LCD có thể bỏ vào cả chiếc thẻ ATM. |
Phần loa nằm cạnh bên của bàn phím nhưng âm sắc không hay bằng dòng D610 trước đó của Dell. Hơn nữa loa cấu tạo phần lưới nên rất khó vệ sinh.
Màn hình của Dell E6500 hỗ trợ độ phân giải chuẩn WUXGA (1.920 x 1.200 pixel) nên màu sắc hiển thị rất hoàn hảo. Do độ phân giải cao nên độ sáng tối đa của màn hình có thể gây khó chịu cho mắt. Do đó, sử dụng bình thường, bạn nên để độ sáng mức 60%.
Màn hình dạng wide có vẻ không phù hợp cho dòng máy doanh nhân vì nó thích hợp hơn cho các tiện ích giải trí như xem phim còn với thao tác văn phòng như xử lý văn bản, hiển thị tài liệu lại hơi bất tiện.
Ngoài ra, bộ phận adapter rất tiện vì kích thước nhỏ và nhẹ - chỉ khoảng 0,3 kg so với 0,42 kg ở các dòng máy cũ. Kể cả adapter thì cân nặng của E6500 vào khoảng 2,7 kg, con số phù hợp với kích thước màn hình 15,4 inch của máy.
Loa máy nằm hai bên bàn phím và được thiết kế dạng lưới nên khó vệ sinh.
So với người "anh em" E6400, E6500 vẫn chưa được trang bị cổng TV-out. Ngoài ra, vị trí đặt các cổng audio và cổng USB không phù hợp vì bạn sẽ không thể đồng thời cắm cả headphone và chuột. Nếu như một trong các cổng này được chuyển ra phần gáy trống trải phía trước thì sẽ tốt hơn nhiều.
Máy có tổng cộng 4 cổng USB trong đó một cổng tích hợp cả kết nối eSata. Ngoài ra, trang bị PowerShare USB giúp bạn có thể sạc điện cho thiết bị khác ngay khi máy đang tắt.
E6500 xử lý mượt mà khi chạy nhiều ứng dụng cơ bản như OpenOffice, GIMP, trình duyệt Opera và Firefox... Tuy nhiên, máy gặp chút vấn đề khi sử dụng hệ điều hành Vista vì các thành phần bị tắt mở liên tục mỗi lần khởi động lại. Ngoài ra, khi chạy chương trình tạo PC ảo VirtualBox thì Dell D610 dùng CPU Sonoma 2 GHz nhỉnh hơn. Chấm điểm sản phẩm
E6500 hoàn thành tốt việc giảm thiểu tiếng ồn cũng như giải phóng nhiệt độ. Phần mềm đo nhiệt độ Prime95 cho thông số 78 độ C khi để máy hoạt động liên tục qua 2 giờ.
Bộ phận quạt làm mát cũng không kêu ầm ầm, chỉ có ổ cứng khi hoạt động tạo tiếng rung nhỏ và khiến người dùng cảm thấy không thoải mái lắm nếu đang đặt tay lên bàn phím. Ổ đĩa quang DVD đi kèm không rung nhiều khi hoạt động.
Thử nghiệm khi để màn hình ở chế độ sáng tối đa, bật cả Wi-Fi, Bluetooth, không chạy loa và cho CPU hoạt động 100% để xem DVD thì pin cầm cho máy được khoảng 97 phút. Với mức hoạt động tương tự, nhưng để độ sáng màn hình 50%, CPU hoạt động từ 5 đến 30% thì máy hoạt động đến 189 phút.
Máy đang được bán tại thị trường với giá khoảng 23,8 triệu đồng với cấu hình cụ thể: CPU Core 2 Duo P8400, RAM DDR2 4 GB, HDD 160 GB tốc độ quay 5.400 vòng mỗi phút, card màn hình rời Nvidia Quadro NVS16OM 256 MB, màn hình 15,4 inch. |
Ưu điểm: - Độ phân giải màn hình cao (1.920 x 1.200 pixel), hiển thị màu sắc đẹp. Nhược điểm: - Bàn phím thiếu nhiều phím quan trọng cho laptop. |
Nguyễn Quang (theo Notebookreview)