Nói chung là ngoại hình tổng thể của N56J khó chê được khi được kết hợp 2 màu khá tương phản, đem lại cảm giác “xịn xịn” khi để trên bàn hay khi cầm trên tay kể cả đóng nắp lẫn mở nắp.
2. Màn hình:
Được trang bị một màn hình 15.6 inch độ phân giải Full HD (1,920x1,080), khỏi phải khen chi cho nhiều nếu như ai đã từng sử dụng qua laptop có màn hình cỡ này. Nhưng theo mình nhận thấy thì màn hình của N56J sẽ lại đem một cảm giác trải nghiệm cho bạn khá là lẫn lộn. Trước hết, chất lượng hình ảnh xem cực sướng, rất trong và chi tiết, độ sâu màu đen rất tốt cùng độ tương phản khó có thể chê được khi xem những phim hành động chất lượng Blu-ray có cảnh quay tối mịt mà vẫn thấy rõ chi tiết. Các góc nhìn ngang thì đúng là cực ngon (đến 120 độ mà vẫn xem khá chuẩn, đủ sức “chiếu” cho 3 người cùng xem).
Nhưng góc nhìn dọc từ trên xuống hay ngược lại thì lại không sướng lắm, hình ảnh có khi xem thấy mờ mờ, chưa kể loại màn hình của N56J là loại matte chống chói phần nào làm giảm đi độ sắc sảo của màu. Nhưng đó là điểm nhỏ không đáng kể bởi chả ai đứng hay ngồi xem cái kiểu đó cả, chưa muốn nói mọi thứ khi hiển thị trên màn hình Full HD thì thấy nó nét thế nào rồi. Thực tế nếu ai không thích kiểu màu sặc sỡ đến mức mất tự nhiên thì đó là càng không là vấn đề nữa.
Trong quá trình sử dụng thì mình phát hiện một điểm nữa cũng cần nhắc đến cho các bạn biết. Đó là kích cỡ chữ trên các thanh menu của trình Explorer hay bất kỳ chương trình nào khá là nhỏ so với mức bình thường mà chúng ta đã quen, nhất là đối với những ai bị cận thì nhìn ban đầu sẽ hơi bị khớp đấy. Điều này cũng dễ hiểu là vì chúng ta đang xài độ phân giải Full HD mà, N56J là laptop chuyên giải trí nên tất yếu nó phải đánh đối điều đó, cơ mà theo mình ai dùng Windows lâu dài rồi chả đến mức xoắn chuyện này đâu, chưa kể nhiều bạn còn xài hot key thuần thục thì đây là chuyện nhỏ.
Nói chung về khoản màn hình của N56J thì mình nhận xét thế này: Nó chỉ hợp để xem phim và duyệt ảnh với màu sắc tái tạo kiểu trung thực, không sặc sỡ. Những ai đòi hỏi khắc khe về độ màu sắc trên các phần mềm thiết kế đồ họa thì có thể phải xem xét lại bởi có thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu đâu. Riêng mình thì vụ này cũng không xoắn bởi mình không chuyên về thiết kế đồ họa, chỉ cắt crop chỉnh sửa đơn giản, chỉnh độ sáng tối, tương phản… sơ sơ là đáp ứng nhu cầu rồi.
3. Bàn phím và Touchpad:
Nhìn tổng thể thì bàn phím của N56J trông rất lớn, đúng kiểu bàn phím full-size và càng nhìn thì càng thấy thích (nếu chú ý thì bạn sẽ thấy độ rộng của mấy phím số bị bo hẹp lại so với phím chữ). Thử gõ hết một cái Đơn xin nghỉ việc “Cộng hòa Xã hội…” thì ban đầu mình thấy không sướng lắm, nhưng chịu khó gõ cho hết cái Đơn rồi thì mình thấy quen dần và tỏ ra thấy thích thú, chả hiểu vì sao nhưng cảm giác nó là vậy. Nói chung bàn phím này và độ nảy của phím theo mình sẽ rất hợp gu những ai quen gõ 10 ngón lướt thoăn thoắt.
Về touchpad thì quả thật mình chỉ chạm gõ 2 phím chuột rồi kéo trượt vài lần thì thấy cũng nhạy đó nhưng vì quá lệ thuộc vào chuột rồi nên cảm giác “sướng” của mình e không đủ đô để diễn tả, xin nhường cho như những ai quen xài Touchpad phán hộ vậy.
4. Âm thanh và cục Subwoofer:
Đây mới là phần gây chú ý và cảm hứng nhất cho mình để viết bài review này. Ai chơi loa của hãng Bang & Olufsen thì chắc đã rõ chất lượng âm thanh mà hãng danh tiếng từ Đan Mạch này mang lại. Mình thì không đủ điều kiện chơi nên không dám nói nhiều với lại cũng lạc đề. Vấn đề là khi kết hợp công nghệ âm thanh của một hãng sản xuất thiết bị âm thanh danh tiếng như thế thì N56J có làm nên “cơm cháo” gì ở khoản này không?!
“Sướng mê người” là những từ đánh giá chung nhất mà mình muốn nói cho phần âm thanh của N56J. Vâng, thể nào cũng có bạn nói âm thanh của loa laptop thì làm đếch gì khiến ông sướng vậy. Mình chỉ trả lời thế này, nếu mà ông xem loa laptop chỉ là “chống điếc” theo nghĩa bóng (tức là nghe cho có) thì đối với N56J là ông không khéo phải chống điếc thật, tức là theo nghĩa đen ấy. Tức là khi mở nhạc hoặc xem phim trên N56J thì con lap này gần như làm chủ cả căn phòng kín 10m2 của mình, lấn át cả tiếng nói hoặc âm thanh nhiễu từ bên ngoài lẫn bên trong khi mở âm lượng maximum (nếu phòng có diện tích lớn hơn nữa thì mình không chắc âm thanh có còn lớn thế không). Chất âm của N56J không những thế còn rất trong và ít bị méo tiếng như thường nghe ở các loại laptop thông thường. Mình thử mở một loạt các thể loại từ nhạc sàn (Dance), Hip-Hop, Rock (Metal và Heavy), rồi đến nhạc quê hương, nhạc sến Việt Nam… tất cả đều khiến mình hài lòng bởi chất âm khá tách bạch, rõ ràng, nhất là nhạc cụ.
Nhưng khen mà không nhắc tới cục loa Subwoofer có hình dáng hay hay, cầm nhẹ chưa đến 500gr thì sẽ là thiếu sót lớn. Nói cho vuông, âm thanh mà mình khen lấy khen để ở trên chẳng qua phần lớn là nhờ đến thằng “cu” Sub kèm theo này. Đừng tưởng nó nhỏ nhẹ thế mà coi thường (như mình ban đầu nhìn thấy nó). Âm thanh có dày, tiếng bass nổi bật rõ, chủ yếu là tiếng guitar bass đánh nghe rõ mồn một như nghe thấy rõ từng nốt nhạc vậy… chính là nhờ “cu” sub này. Thực ra mình chỉ ấn tượng có nhiêu đó, chứ tiếng bass “kick” (trống cái) thì nghe chưa đạt đến độ như sub loa nén để bàn dành cho PC.
Nhưng, lại nhưng, nếu chỉ khen đến đó thì vẫn còn thiếu sót nữa. Bởi muốn âm thanh nghe “cực” lớn, rõ, trong, tiếng bass nghe nổi như thế còn phải nhờ đến một thứ nữa và đó là chính phần mềm điều khiển mà bạn thấy hình bên dưới này: MaxxAudio Master. Vầng, không có cái này kèm theo thì âm thanh khi nghe default sẽ không lớn hơn các con lap bình thường là bao nhiêu đâu.
Cái mà mình thích ở phần mềm này là nó có sẵn các profile âm thanh dành cho từng thể loại: Music để nghe nhạc, Movie để xem phim, gaming để chơi game… Mỗi profile đã được hãng canh chỉnh thiết lập sẵn phù hợp với dải tần hay tần số âm thanh của mỗi thể loại, và cả môi trường nữa nên người dùng cấp độ bình thường chỉ việc bấm chọn là nghe thôi. Mặc dù vậy vẫn có chỗ dành cho những đôi tai khó tính chút hay thích vọc thì vào thiết lập lại, bao gồm Equalizer, MaxxBass (tăng bass), MaxxTreble (tăng treble), đặc biệt là MaxxVolume dùng tăng âm lượng hơn mặc định, mà cái này lợi hại à nha, chỉnh lên 50 là âm thanh to “kinh hoàng”, nhưng cẩn thận đừng set quá cao mà âm thanh sẽ bị bể, méo tiếng đấy. Ngoài ra có thêm cái MaxxStereo cũng khá hay, nhằm khuếch đại trường âm thanh Stereo theo diện tích phòng.
Nói chung là phần mềm canh chỉnh, khuếch đại âm thanh không xa lạ gì với anh em chuyên xài PC như chúng ta, nhưng cái mà mình “chấm” điểm cao cho MaxxAudio Master đó là nó được thiết kế và tối ưu hóa để phù hợp với thiết bị âm thanh mà ở đây là N56J, với cục Sub và 2 loa trong thân máy. Thậm chí nếu bạn dùng loa nén để bàn dành cho PC để nghe nhạc xem phim thì phần mềm này cũng hỗ trợ khá là ổn, chỉ là mất công vọc canh chỉnh cho hợp tai với loa có công suất loa lớn hơn nhiều cũng như chất âm khác so với “dàn” âm thanh tích hợp đi kèm của N56J.
Xin lưu ý là phần âm thanh này mình khen chỉ trong phạm trù âm thanh của laptop nhé, và so với bất kỳ chiếc laptop nào thôi nhé. Bạn hãy một lần thử trải nghiệm rồi mới thấy được sự khác biệt, đặc biệt là ai có nhu cầu thực sự thì khi đi mua máy hãy nói với người bán đưa máy vào căn phòng kín, rộng cỡ 10m2 là ổn, rồi mở kiểm chứng. À, trước hết bảo họ mở phim hành động chất lượng Blu-ray để lấy cảm giác trước nhé (báo trước là to thôi rồi, không nghĩ đó là phát ra từ laptop), sau đó mới thử các loại nhạc. Cái mánh này mấy ông bán hàng cũng nên làm như vậy nếu muốn gây ấn tượng cho người mua.
5. Hiệu năng và đồ họa:
Về khoản này thì mình nghĩ là có nói nhiều thì cũng chỉ toàn khen và thấy sướng mà thôi. Được trang bị vi xử lý Intel Core i7 cùng card đồ họa rời Nvidia Geforce GTX 760M 2GB, 8GM RAM bộ nhớ nữa, sức mạnh này mình e là đa phần người dùng chả có ai dám chê cho được. Với sức mạnh này thì mọi phần mềm được cho là “hao tổn sinh khí” của máy cũng chạy vi vu, mượt mà. Cả Windows 8 cũng thừa hưởng sức mạnh này ở các khoản khởi động hay khởi động lại: nhanh dã man luôn; ngay con lap Core i3 mà khởi động lại chưa đến 8 giây thì con này sẽ nhanh đến thế nào. Chưa kể tính năng Instant On mà mỗi khi bấm nút Power là nó vào luôn màn hình desktop nhanh gần như cái rẹc, đem cảm giác trải nghiệm ngay và luôn rất đã, nhất là khi muốn mở ngay 1 cái phim hay một bản nhạc mà chả phải chờ lâu, tất nhiên là không lâu đến mức nản, nhưng nói thế để thấy cái tốc độ khởi động nhanh của Windows 8 trên N56J là sướng thế nào.
Các bạn có thể xem số điểm benchmark hình bên trên. Tuy 3373 chưa phải là điểm số ghê gớm hay tuyệt vời lắm so với những dòng gaming laptop, nhưng với những gì mình trải nghiệm trong 1 ngày thì hiệu năng của N56J hoàn toàn làm mình hài lòng, khởi động bất kỳ phần mềm nào từ nhẹ hều như Paint cho đến nhẹ vừa vừa như Word/Excel 2013, rồi khá nặng như Photoshop CC (64-bit)… tất cả đều thể hiện một tốc độ sướng dã man. Mọi thao tác xử lý bấm mở chức năng, kéo thả (gần 20 file hình nặng), chỉnh sửa văn bản hay hình ảnh đều thấy nhẹ nhàng và nhanh không chút khựng. Đặc biệt là ở khoản xem phim HD thì cấu hình này quả là thể hiện được giá trị của nó: xem phim có chất lượng hình ảnh và âm thanh nặng cỡ như Blu-ray ISO nhưng trình player phát mở rất nhanh, trong quá trình xem thì hình ảnh/âm thanh hiển thị rất mượt mà, không giật, tua tới tua lui mà độ trễ gần như bằng 0.
Với cấu hình này mà bỏ qua game là một thiệt thòi cho N56J. Chơi thử một màn trong Crysis 2 (bản 3 chưa dám chơi bởi nghe bảo phần “thuốc” còn chưa hoàn hảo), thiết lập Ultra với độ phân giải Full HD, thì ở những cảnh nhiều hiệu ứng cháy nổ hay đồ họa phức tạp thì tốc độ khung hình tầm 30fps, còn những cảnh ít hiệu ứng hay đồ họa đơn giản thì lên đến 60fps. Nhìn chung là chiến game “khủng” khá tốt ở 1080p với thiết lập Ultra, còn nếu thiết lập cỡ High thì khỏi phải xoắn luôn.
Tuy nhiên, phần game trên N56J có một yếu điểm đáng chú ý là khi load game thì hơi chậm tí, theo mình lý do duy nhất là N56J dùng ổ cứng cơ HDD nhưng mình nghĩ vụ chậm này có thể chấp nhận được với hầu hết game thủ.
6. Thời lượng Pin:
Với cấu hình hao nguồn thế này, nhất là card đồ họa GTX 760M được xem là “sát thủ” của pin thì có thể nhiều người không mong đợi gì ở thời lượng pin của N56J. Biết thế nhưng để thử xem nó không hài lòng đến mức nào thì mình đã cho chạy loop bộ phim Transformer 3 có thời lượng phim tầm 1 tiếng rưỡi, tắt Wi-Fi, độ sáng để tầm 80% (trong phòng mở bóng đèn tiết kiệm điện) thì máy kéo được hết phim rồi phát lại khoảng 23 phút đầu của phim là rơi vào chế độ Hibernate.
Đối với các tác vụ nhẹ như chạy ứng dụng văn phòng, lướt web với Wi-Fi, nghe nhạc online thì mình không kiểm nghiệm nhưng theo tìm hiểu trên mạng với cùng cấu hình thì thời lượng pin có thể cho đến 4 tiếng rưỡi cho đến 5 tiếng, quá phấn khởi đối với một chiếc laptop CPU 4 nhân. Được như vậy cũng một phần là nhờ công nghệ chuyển đổi đồ họa của Nvidia Optimus nữa, chuyển sang đồ họa onboard khi sử dụng những ứng dụng nhẹ không đòi hỏi chất lượng hình ảnh cao nhất.
7. Nhiệt độ:
Khoản này mà ai từng xài cấu hình mạnh như N56J thì chắc chắn cũng cho là nóng, và N56J cũng không ngoại lệ. Mình đã “cày” em nó đủ thứ tác vụ từ xem phim, nghe nhạc, rồi chơi game… trong tầm 1 tiếng thì phần tản nhiệt bên trái tỏa nhiệt ra nóng thật, bỏ tay vào chỗ đó là rút ra ngay. Thế nhưng trừ chỗ đó ra, còn lại các chỗ khác thì lại thấy âm ấm. Mình không dùng phần mềm để đo nhiệt mà dùng ngay khẩu súng đo nhiệt luôn, kết quả là chỗ tản nhiệt cho nhiệt độ tầm 42 độ C, còn mấy chỗ khác thì dao động trên dưới 30 độ C (À, phòng mở quạt chứ không có máy lạnh nhé.)
KẾT LUẬN:
Đến đây mình nghĩ không cần phải nói hay khuyên nhủ gì cả. Cái mình muốn kết luận ở đây là lấy trải nghiệm và nhu cầu của mình để nói mà thôi nhé. Nếu ai muốn có một chiếc laptop có thiết kế cứng cáp nhưng thanh lịch, cấu hình mạnh trên mức bình dân (entry level), khởi động máy nhanh, chạy phà phà mọi ứng dụng nặng, chiến được game khủng, và đặc biệt là không muốn xem phim nghe nhạc chất lượng cao nhất bằng headphone, kể cả chơi game luôn… thì Asus N56J với tầm giá 25 triệu là một lựa chọn tuyệt hảo, không sợ phải thua thiệt bất cứ “anh hào” nào khác trong phân khúc laptop giải trí cao cấp.
Ưu:
- Ngoại hình cứng cáp, thiết kế bên trong thanh lịch, bắt mắt;
- Màn hình Full HD màu sắc trung thực, trong và mịn;
- Hiệu năng và đồ họa mạnh mẽ;
- Âm thanh phát ra rất mạnh, sôi động, cùng tiếng trầm phụ trợ ấn tượng của loa subwoofer kèm theo;
- Chế độ bảo hành 2 năm;
- Tốc độ ổ cứng cơ HDD làm giảm chút hiệu năng tổng thể.
Theo mình tìm hiểu thì dòng máy laptop N56 series của Asus trong thời gian qua nhận được nhiều phản hồi và đánh giá tích cực. Nhân có anh bạn mới sắm một mẫu mới thuộc dòng này có mã hiệu N56J (hình như mua tại thienthientan thì phải), và sau khi nghe thử vài bài nhạc và xem vài đoạn trailer thôi thì mình đã thực sự ấn tượng và bị chinh phục với chất lượng âm thanh của nó. Vì thế mình quyết định mượn một bữa để trải nghiệm và làm bài review này để chia sẻ với anh em, đặc biệt là đối với những ai hay dùng laptop để giải trí multimedia thì mình hy vọng bài viết này mang lại thông tin đáng tham khảo cho lựa chọn mua sắm của bạn.
Khi nói đến laptop thì ưu khuyết điểm của chúng thường thì “sêm sêm” - được cái này thì hy sinh cái kia, nhưng khi bỏ ra một số tiền trong 25 triệu trở lên thì tất nhiên phải khiến ta suy nghĩ là “cái được phải nhiều hơn cái mất”. Vậy thì N56J có đáp ứng được điều đó không!? Liệu nó có xứng đáng là một laptop giải trí cao cấp?!
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
Phiên bản mình đánh giá có cấu hình như sau:
- CPU: Intel Core i7 4700HQ (2,4GHz, ép xung đến 3.40 GHz, 6M Cache)
- Chipset: Intel HM86 Express Chipset
- RAM: 8GB DDR3 1600 MHz
- Ổ cứng: 750GB SATA 7200 rpm
- Màn hình: 15.6 inch - LED-backlit TFT Full HD (1920x1080) LCD Display
- Đồ họa: NVIDIA GeForce GTX 760M with 2GB DDR5 VRAM
- CD/DVD: Super-Multi DVD R/W
- Âm thanh: - Built-in 2 Speakers And Microphone
- Bang & Olufsen ICEpower®
- SonicMaster Premium
- Asus N series external sub-woofer support
- MaxxAudio support - LAN: 10/100/1000 Base T
- Cổng kết nối:
- 1 x Microphone-in jack
- 1 x Headphone-out jack (SPDIF)
- 1 x VGA port/Mini D-sub 15-pin for external monitor
- 4 x USB 3.0 port(s)
- 1 x RJ45 LAN Jack for LAN insert
- 1 x HDMI - Wi-Fi: Integrated 802.11 b/g/n
- Camera: HD Web Camera
- Đầu đọc thẻ: 3 -in-1 card reader (SD/MS/MS Pro/MMC)
- Pin: 6 cells
- Hệ điều hành: Windows 8 64-bit bản quyền
Có thể bạn quan tâm: