Đây là cây có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO. Ngoài ra, thiết mộc lan dùng để trang trí phòng khách cho không gian phòng khách trở nên thông thoáng hơn.
Có tên khác là xuyên gia bì, thích gia bì, cao 2-3m, nhiều lá, thân trắng, vò dày. Vỏ có thể được dùng làm thuốc.
Cây này có nhiều tên gọi như phượng vĩ thảo, hùng kê thảo, kê cước thảo, kim kê vĩ… Đây là loại cây nhỏ sống nhiều năm, lá mọc thành chùm xòe ra như đuôi gà.
Cây thảo nhẵn, cao 60-80cm, dài 30-40cm (đến 1m), rộng 6-8cm. Theo kết quả nghiên cứu, cây cồ nốc hoa đầu có khả năng hút khí toluen với 0,1 µg/cm2 sau 24 giờ tiếp xúc , còn 72 h tiếp xúc là 1.0 µg/cm2.
5. Cây thiên niên kiện
Cây có thân rễ mập, bò dài, lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng là cây trồng để trang trí. Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, cây thiên niên kiện có thể hút khí CO và formaldehyde.
6. Cây lô hội
Còn gọi là nha đam, đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô.
Cây lô hội có thể hút khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.
7. Cây mẫu tử
Cây phân bố ở châu Phi và châu Mỹ, cây sống lâu do thân mập, lá mọc sát đất, mọc thành bụi nhỏ, dáng khá lạ. Cây mẫu tử là cây có khả năng hút các khí độc và thải khí CO2.
8. Cây cọ cảnh
Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất. Bên cạnh đó dễ trồng và dễ chăm sóc.Loài cây này có khả năng hút khí benzen, khí formaldehyde.
Theo nghiên cứu, cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic. Dương xỉ đẹp, tươi tốt và trồng trong mọi môi trường, nhưng cần được chăm sóc thường xuyên.
Theo Phongthuysuckhoe/Xemphongthuy