Vào ngày 30/10, truyền thông Trung Quốc đã chính thức đưa tin nhà văn kiếm hiệp nổi tiếng kim dung đã qua đời ở tuổi 94. Sự ra đi đột ngột của ông đã khiến nhiều người bàng hoàng và cả làng giải trí Châu Á chấn động. Kim Dung được biết đến là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất đối với nền văn học hiện đại Trung Quốc. Sự nghiệp vẻ vang của ông đã để lại cho đời rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng được xếp vào loại kinh điển. Trong số đó có rất nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim và tạo được thành công lớn trong lĩnh vực này. Hãy cùng nhìn lai những bộ phim nổi bật nhất gắn liền với kí ức của nhiều người có xuất phát từ các tác phẩm của nhà văn huyền thoại Kim Dung.
Trong hơn nửa thế kỷ cầm bút cầm bút của mình, Kim Dung đã sáng tác nên nhiều tác phẩm kinh điển như Anh Hùng Xạ Điêu (1983), Thần Điêu Đại Hiệp (1983), Lộc Đỉnh Ký (1984), Ỷ Thiên Đồ Long Ký (1986), Hiệp Khách Hành (1988),… Các tiểu thuyết của Kim Dung đã được nhiều lần chuyển thể thành phim trên màn ảnh, theo đó các diễn viên cũng thành danh sau khi đảm nhận vai diễn trong tác phẩm chuyển thể của ông. Cùng điểm qua 8 tác phẩm đã làm nên tên tuổi Kim Dung ở thời điểm hiện tại, đồng thời khiến người hâm mộ quốc tế phải nuối tiếc cho một tài năng hiếm có vừa phải ra đi.
Anh Hùng Xạ Điêu
Anh Hùng Xạ Điêu được sáng tác năm 1957, có bối cảnh đời Nam Tống, Trung Quốc. Tác phẩm kể về Quách Tĩnh – chàng trai có tài bắn chim có tính cách khù khờ, chậm hiểu nhưng trung hậu và giàu nghĩa hiệp. Trên đường phiêu bạt giang hồ, Quách Tĩnh gặp và yêu Hoàng Dung, con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư có tài trí hơn người, nhưng không kém phần ranh ma, nghịch ngợm.
Ỷ Thiên Đồ Long Ký
Ỷ Thiên Đồ Long Ký được sáng tác sau 4 năm kể từ khi tác phẩm Anh Hùng Xạ Điêu ra mắt năm 1957. Ỷ Thiên Đồ Long Ký kể về Trương Vô Kỵ, con của ngũ hiệp Trương Thúy Sơn một đệ tử phái Võ Đang và Ân Tố Tố con gái của Bạch Mi Ân Vương của Minh giáo, nhưng sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại bị Huyền Minh nhị lão hạ độc Với bản tính kiên nhẫn, thật thà chất phác, Trương Vô Kỵ học được y thuật cao siêu, lấy được pho Cửu dương thần công quý giá và giải trừ được âm độc, đồng thời học được càn khôn đại na di. Sau khi dùng võ công siêu phàm của mình hóa giải trận quyết chiến võ lâm trên đỉnh Quang Minh và trở thành giáo chủ Minh giáo. Cũng chính trong thời điểm này, Trương Vô Kỵ bị vướng vào mối tình tay ba giữa quận chúa nhà Nguyên Triệu Mẫn và trưởng môn phái Nga Mi Chu Chỉ Ngược.
Thiên Long Bát Bộ
Thiên Long Bát Bộ là tác phẩm xoay quanh Hư Trúc, Kiều Phong, Đoàn Dự trong những âm mưu đấu tranh quyền lực chốn giang hồ và giữa các nước Trung Nguyên, Thổ Phồn, Liêu. Ba nhân vật chính đều có võ công cao cường cùng nhân phẩm nghĩa hiệp, phóng khoáng, tuy nhiên mỗi người lại có những số phận riêng biệt cũng như những mối tình khắc cốt ghi tâm với các mỹ nhân trên giang hồ.
Thần Điêu Đại Hiệp
Nội dung của Thần Điêu Đại Hiệp tiếp nối Anh Hùng Xạ Điêu, khi nhân vật Dương Quá (con trai Dương Khang) được Quách Tĩnh đưa đến phái Toàn Chân học đạo. Mối tình trắc trở của Dương Quá và Tiểu Long Nữ trong cuộc chiến tàn khốc giữa các phe phái giang hồ đã trở thành một trong những chuyện tình khắc cốt ghi tâm trong các tác phẩm kiếm hiệp.
Tiếu Ngạo Giang Hồ
Tiếu Ngạo Giang Hồ xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, một đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh đã cùng nhau vẽ nên một trang thơ đầy chất lữ hành khẳng khái giữa những âm mưu tranh quyền đoạt vị, những tham vọng đến điên cuồng của gã Đông Phương Bất Bại bán nam bán nữ.
Lộc Đỉnh Ký
Lộc Đỉnh Ký là tiểu thuyết võ hiệp cuối cùng của Kim Dung, xoay quanh cuộc đời Vi Tiểu Bảo – chàng trai xuất thân từ tầng lớp đáy xã hội và không phải người chính trực. Không biết chữ cũng chẳng biết võ công nhưng nhờ miệng lưỡi lanh lợi, đầu óc thực dụng mà Tiểu Bảo có được thành công, danh lợi.
Có thể nói các tác phẩm của Kim Dung có một sức hút đặc biệt đối với đọc giả và người hâm mộ, kể từ khi ra mắt lần đầu tiên và chuyển thể thành phim trên màn ảnh, trong suốt hơn nửa thế kỷ qua các tiểu thuyết của ông vẫn được làm lại nhiều lần. Những cái tên Anh Hùng Xạ Điêu (1983), Thần Điêu Đại Hiệp (1983), Lộc Đỉnh Ký (1984), Ỷ Thiên Đồ Long Ký (1986), Hiệp Khách Hành (1988),… đã xuất hiện trong tuổi thơ nhiều người, nhất là các thể hệ 8X, 9X Việt Nam. Chính vì vậy sự ra đi của Kim Dung là một sự mất mát lớn đối với nền văn học Trung Quốc và người hâm mộ.