Mỗi năm k-pop lại chào đón thêm vô số tân binh mới ra mắt. Dù là nam hay nữ, theo concept dễ thương hay quyến rũ, mạnh mẽ cá tính hay trẻ trung phóng khoáng, mẫu số chung của những thần tượng non trẻ này là đa phần ra mắt dưới tư cách nhóm nhạc. Việc các thần tượng solo yếu thế và có phần hiếm thấy hơn tại K-pop là một sự thật không quá ngạc nhiên.
Hình thức nhóm nhạc lấn át những nghệ sĩ solo tại K-pop.Tuy nhiên, đó là câu chuyện của những năm trước. Ở thời điểm hiện tại của 2017, K-pop đang ngày càng có nhiều hơn những thần tượng chọn theo con đường solo để bước ra sân khấu. Với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi, trong đó có khá nhiều cái tên đang dần vươn lên nổi tiếng, và gà của các công ty lớn, chưa bao giờ người hâm mộ chứng kiến K-pop có nhiều tân binh solo như lúc này.
Các nghệ sĩ solo tại K-pop dù sở hữu lượng fan đông đảo nhưng vẫn yếu thế phần nào so với các idolgroup ở các năm trước.Có khá nhiều lý do khiến các công ty quản lý cũng như các thực tập sinh lựa chọn solo làm con đường hoạt động.
Yếu tố đầu tiên tất nhiên vẫn luôn là câu chuyện về tiền bạc. Có thể dễ dàng nhận thấy việc đầu tư cho một ca sĩ solo thì sẽ đỡ tốn kém hơn so với 1 nhóm. Từ việc quay MV, trang phục biểu diễn và các hoạt động quảng bá, việc chi tiền cho 1 cá nhân chắc chắn sẽ không quá tốn kém như phải lo cho cả một tập thể đông đúc. Có thể thấy các sản phẩm của nghệ sĩ solo thường được trau chuốt và đầu tư kỹ càng, hoành tráng hơn là sản phẩm của một nhóm.
Nếu như các MV của SNSD thường khá đơn giản với việc đóng hộp trong studio, thì với các sản phẩm solo của Taeyeon, người hâm mộ phải choáng ngợp với độ hoành tráng và sự đầu tư chất lượng. Là một tân binh solo ra mắt hồi đầu năm 2017, Kim Chungha gây được nhiều tiếng vang, một phần nhờ vào độ hoành tráng của MV debut. Chiến dịch quảng bá, outfit trình diễn của cô cũng nhận được nhiều lời khen vì được đầu tư kỹ càng, mặc dù Chungha xuất thân từ công ty nhỏ.Bên cạnh đó, lợi nhuận khi thu về cũng chỉ chia cho đôi bên là công ty quản lý và nghệ sĩ solo đó, không bị xẻ lẻ ra thành nhiều phần. Chưa kể còn tránh được những tranh cãi ngầm hay sự đố kị về việc người này bỏ công nhiều hơn người kia mà tất cả đều nhận được như nhau.
G-Friend đang ngày càng có chỗ đứng hơn, tuy nhiên nhóm vẫn bị cho là chưa nhận được sự đầu tư kỹ càng từ công ty. Trang phục của các cô gái thường bị chê "rẻ tiền", bên cạnh những đợt quảng bá im ắng.Điều này liên quan chặt chẽ đến yếu tố thứ 2 của việc lựa chọn solo hay ra mắt nhóm. Trong 1 nhóm, chắc chắn sẽ có chuyện thành viên này nổi tiếng hơn thành viên khác, nếu chiến lược quảng bá của công ty không đúng đắn có thể dẫn đến câu chuyện người hâm mộ sẽ không nhớ tên nhóm đó mà chỉ biết rằng "A và những người bạn". Sự chênh lệch về độ nổi tiếng dễ dàng tạo ra những cơn sóng tị nạnh, ghen ghét lẫn nhau. Từ đó khiến một nhóm sẽ luôn có những sự việc lục đục nội bộ.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); 4minute là một ví dụ điển hình về việc nhóm nhạc bị gọi là "HyunA và những người bạn" vì độ chênh lệch nổi tiếng giữa các thành viên quá cách biệt.Yếu tố tạo nên lợi thế cho một nghệ sĩ solo, khi được "một mình một chiến lũy". Độ phổ biến đối với một cá nhân lúc nào cũng dễ hơn, vì khi nhóm quá đông, việc nhớ mặt mỗi người thực sự là việc khó khăn.
Lee Hi đã chọn con đường solo thay vì chờ đợi để debut trong một nhóm nhạc nữ. Giờ đây, cô được công nhận là một trong những số ít ca sĩ solo có thực lực.Ngoài ra, yếu tố về người hâm mộ cũng là điều tạo ra lý do solo ngày càng chiếm ưu thế. Có 1 kiểu fan rất phổ biến tại K-pop là fan only, tức là trong một nhóm chỉ hâm mộ duy nhất 1 thành viên. Sẽ không có gì nếu như fan này bên cạnh việc yêu quý 1 người thì không đụng chạm gì đến các thành viên khác, nhưng đáng buồn là có 1 bộ phận fan only sẽ anti các thành viên còn lại trừ bias của họ.
Những nhóm nhạc bước ra từ các show sống còn dựa vào lượng vote của người hâm mộ thường có lượng fan only chiếm đa sốViệc này tạo ra những khó khăn trong việc ủng hộ của fan nói chung, những trận chiến bảo vệ thần tượng của người hâm mộ vì ganh tị "giùm" idol. Ca sĩ solo sẽ chỉ có một bộ phận fan duy nhất, cho nên sẽ dễ dàng nhận trọn tình cảm hơn.
ONE và Kim Samuel là 2 tân binh solo nhận được sự chú ý gần đây.Tuy nhiên, mặt trái của yếu tố này chính là idol solo đó có thể sẽ có không được nhiều fan. Một lý do khiến hình thức ra mắt nhóm được ưa chuộng là vì trong mỗi nhóm với nhiều thành viên, người hâm mộ có thể tìm thấy một thần tượng hợp gu để họ hâm mộ, càng nhiều thành viên thì càng đa dạng về ngoại hình, tính cách, phù hợp với nhiều đối tượng fan khác nhau. Cho nên fan của nhóm nhạc lúc nào cũng đông đảo hơn fan của nghệ sĩ solo là vậy.
Show sống còn Produce 101 đã khai phá ra nhiều gương mặt solo tiềm năng, bên cạnh việc tạo ra top 11 chung cuộc. Jung Sewoon, thực tập sinh của Starship suýt có mặt trong top 11 sẽ là gương mặt solo tiếp theo trong tháng 9 tới.Dù vậy, việc ra mắt trong hình thức một nhóm nhạc hay solo thì điều kiện đầu tiên cần đến vẫn là phải có tài năng, bởi vì như vậy những tân binh mới có thể níu giữ được trái tim của người hâm mộ và tìm được chỗ đứng trong công chúng. Và điều đó cũng sẽ giúp đưa K-pop ngày càng phát triển hơn nữa, có một vị thế vững chắc trên bầu trời âm nhạc của thế giới.