Ra đi khi không nhận ra người thân
Tối ngày 30/10, khán giả Châu Á ngỡ ngàng trước tin qua đời của "Thái đẩu võ hiệp" Kim Dung ở tuổi 94. Nhà văn đã từ giã cỗi đời sau một thời gian chiến đấu với bệnh tật, tuổi già và không nhận ra người thân.
Chia sẻ về sự ra đi của nhà văn Kim Dung, Lý Thuần An một trong những người bạn của ông cho biết giai đoạn cuối đời Kim Dung ít gặp gỡ bạn bè. Thậm chí, Kim Dung còn không nhận ra người thân: "Nhiều lúc ông ấy như một đứa trẻ, thích đùa giỡn nhưng xa lạ với mọi người. Ngay cả người thân ông cũng không nhận ra. Ông ấy chỉ nhớ được vợ và con gái".
Trên trang Sina nhà văn Nghê Khuông cũng chia sẻ cảm xúc bàng hoàng khi nghe tin người bạn Kim Dung của mình qua đời: "Tôi không hề biết Kim Dung qua đời? Tôi không được ai thông báo. Đã lâu rồi chúng tôi không gặp nhau, chắc là nửa năm qua. Ông ấy luôn bệnh như vậy. Ngoài 90 tuổi, Kim Dung đã không thể nói rõ lời, viết cũng không thể".
Tiếng phụ bạc từ một nhà văn
Trong cuộc đời mình Kim Dung đã trải qua ba cuộc hôn nhân. Người vợ đầu tiên tên Đỗ Trị Phân, con gái một gia đình giàu có. Vì Kim Dung, bà đã từ bỏ gia đình để kết hôn cùng ông. Đáng tiếc lúc này Kim Dung miệt mài viết lách, bỏ mặc vợ mình sống cảnh đơn độc, vì thế cả hai đã quyết định ly hôn.
Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, Kim Dung sớm tìm được niềm vui mới bên Chu Mai. Bà có học vị cao, tốt nghiệp đại học ở Hong Kong, biết ngoại ngữ, và sở hữu ngoại hình xinh đẹp. Một lòng một dạ giúp đỡ chồng. Đến năm 1970, Kim Dung hoàn thành 14 tiểu thuyết dài, cũng là giai đoạn Minh báo trở thành tờ báo bán chạy nhất Hong Kong. Sự nghiệp thăng tiến cũng lúc hôn nhân của họ đi vào đổ vỡ.
Sau khi ly hôn Kim Dung đến bên người vợ thứ ba, kém ông gần 30 tuổi. Về sau khi chia sẻ về cuộc hôn nhân với Chu Mai, Kim Dung cho biết đó là nỗi ân hận lớn trong cuộc đời. Ông luôn tự trách bản thân và muốn xin lỗi bà: "Cuộc đời tôi có hai nỗi đau, đó là Chu Mai và hai con".
Bi kịch con cái
Sau ba lần kết hôn, Kim Dung có bốn người con: hai trai, hai gái tất cả đều là kết quả của cuộc hôn nhân với Chu Mai. Trong đó Tra Truyền Hiệp là niềm tự hào cũng là nổi đau lớn nhất đời Kim Dung.
Tra Truyền Hiệp là con trai đầu của Kim Dung, nổi tiếng với biệt danh "thần đồng văn học" bốn tuổi đã thuộc Tam Tự Kinh, sáu tuổi có thể ngân nga Tăng Quảng Hiền Văn, mười một tuổi đã bộc lộc tài văn chương. Với tác phẩm đầu tay mang tên "Cuộc đời ta là vì cái gì". Văn của Truyền Hiệp luôn hướng về cuộc sống u uất, cùng những khó khăn trong cuộc đời.
Nhiều người đã cho rằng Tra Truyền Hiệp bị áp lực trong cuộc sống, nhưng Kim Dung lại cảm thấy đó là chuyện bình thường, và cho rằng con mình trưởng thành sớm về tư tưởng. Tuy nhiên, vào 10/1976 Tra Truyền Hiệp bất ngờ tự sát tại Mỹ ở tuổi 19, sau một tranh cãi với bạn gái ngoại quốc. Nỗi đau mất con do chủ quan khiến Kim Dung hối tiếc trong nhiều năm.
Trong một lần đưa gia đình sang Singapore, trên đường đi cô con gái lớn của ông là tên Tra Truyền Thơ sốt cao, dẫn đến bị điếc. Sự việc khiến Kim Dung một lần nữa đau khổ dằn vặt.
Sau bi kịch của các con, Kim Dung hướng lòng tin về đạo Phật, đều này được thể hiện rất nhiều trong các tác phẩm của ông. Với Kim Dung văn học và đời sống luôn đồng hành cùng nhau, các tác phẩm cũng phần nào phản ánh cuộc đời ông trong đó.
nhà văn kim dung từng nói: "Cuộc sống này quá nhiều thăng trầm và nỗi buồn. Có người từng hỏi tôi sống như thế nào. Tôi chỉ cười và nói hãy đại náo một trận rồi lặng yên rời đi. Sống cả đời, ra đi tựa sương mai. Đời người cũng như tiểu thuyết võ hiệp".