méo miệng do 3 nguyên nhân chính là nhiễm lạnh, phong nhiệt và sang chấn. Nếu đơn thuần méo mồm, mắt không khép kín là bệnh nhẹ. Nếu sau trúng phong mà bị liệt nửa người, kèm theo méo mồm, mắt nhắm không khép kín là bệnh nặng. Bệnh này cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Người bị bệnh trước tiên cần châm cứu bằng ngải cứu.
Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai cầm máu, tác dụng tốt đến can, tỳ, thần kinh. Kinh nghiệm của người Sán Dìu là cứu lấy tính nóng mà dẫn vào tạng phủ, để tiêu âm tà, thông khí huyết.
Cách bào chế mồi ngải cứu:
Theo kinh nghiệm lâu đời của người Sán Dìu, ngải cứu tốt nhất là thu hái vào 12 giờ trưa tết Đoan ngọ, đem phơi khô. Sau đó sẽ chế thành mồi ngải cứu (viên ngải nhung) tùy theo kích cỡ, cuộn thành điếu ngải và phải cuốn bằng giấy dó.
Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà có 3 cách cứu sau:
- Cứu trực tiếp vào huyệt bằng (viên ngải nhung): dùng điếu ngải hơ trực tiếp trên da.
- Cứu gián tiếp vào các huyệt trên da, dùng mồi ngải cứu gián tiếp qua lát gừng, tỏi, muối
- Ôn châm cứu: Sau khi đã châm kim, cắm vào đốc kim một điếu ngải 2 - 3 cm hoặc hơ điếu ngải ở đốc kim. Sức nóng của ngải truyền qua thân kim vào huyệt vị đã châm.
Đông y rất tốt trong điều trị méo miệng. Ảnh: Lương y Phó Hữu Đức. |
Sau khi thực hiện châm cứu như trên, cần có thêm những bài thuốc uống, cụ thể thực hiện với 3 loại bệnh như sau:
1. Liệt dây 7 do lạnh (phong hàn)
Triệu chứng: Sau khi gặp mưa, gió lạnh, hoặc ngủ đêm bị lạnh, sáng dậy mới phát hiện mắt không nhắm được, chảy nước mắt, miệng méo cùng bên với mắt, toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Nguyên nhân do phong hàn xâm phạm vào lạc mạch của 3 kinh dương ở mặt làm khí huyết kém điều hòa. Kinh cân thiếu dinh dưỡng, không co lại được.
Chữa liệt dây 7 do phong hàn cần khu phong, tán hàn, hoạt lạc (hành khí, hoạt huyết), dùng bài thuốc sau:
- Manh chấy (Ké đầu ngựa) 12g; méo lý lót (Ngưu tất) 12g; kỵ rang (Tang ký sinh) 12g; phí kin (Uất kim) 8g; quế phi (Quế chi) 8g; cảm phi chấy (Trần bì) 8g; hoét thanh (Kê huyết đằng) 8g; ngoi dep (Ngải cứu sao vàng) 12g; bạch chỉ 8g; hương phụ: 8g.
Châm cứu:
- Châm hợp cốc (hai bên đối diện) cứu + tả.
- Châm phong trì (châm bình).
- Châm các huyệt tại chỗ: ế phong, dương bạch, toản trúc, ty trúc không, tình minh, đồng tử liêu, thừa khấp, nghinh hương, nhân trung, giáp xa, thừa tương, địa thương… mỗi lần châm (bình + cứu) một vài nhóm khu vực...
2. Liệt dây 7 do viêm nhiễm ( phong nhiệt)
Ngoài triệu chứng như trên thì toàn thân có sốt, sợ gió, sợ nóng, rêu lưỡi trắng, dày hoặc vàng, mạch phù sắc. Thường sau khi sốt để lại di chứng này. Cơ chế sinh bệnh là do phong nhiệt xâm phạm vào lạc mạch, làm kinh cân thiếu dinh dưỡng.
Phương pháp chữa: Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt). Và khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).
• Bài thuốc: Kim ngân hoa 16g; xuyên khung 12g; bồ công anh 16g; đan sâm 12g; thổ phục linh 12g; ngưu tất 12g; ké đầu ngựa 12g; ngải cứu 12g.
Châm cứu: Ôn bổ ích khí, phù dương hãm thoát.
- Châm các huyệt tại chỗ: như trên
- Huyệt toàn thân: khúc trì, nội đình.
3. Liệt dậy 7 do sang chấn (ứ huyết) hay y học cổ truyền gọi là ứ huyết ở kinh lạc.
Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân xem người bệnh bị liệt dây VII có phải bị sang chấn như ngã, thương tích, sau khi mổ vùng hàm mặt. Cơ chế sinh bệnh này là do ứ huyết gây liệt.
Phương pháp chữa: Hoạt huyết, hành khí.
Bài thuốc: Đan sâm 12g; uất kim 8g; xuyên khung 12g; chỉ xác 6g; ngưu tất 12g; trần bì 6g; tô mộc 8g; hương phụ 6g.
Châm cứu: Hành khí hoạt huyết, tiêu ứ tán kết.
- Châm các huyệt tại chỗ: châm như thể trên.
- Châm các huyệt toàn thân: châm huyết hải, túc tam lý.
Lương y Phó Hữu Đức
Chủ tịch Hội đông y Cầu Giấy, Hà Nội