1. Rau má: Loại rau này còn có tên gọi khác là tích huyết thảo hay lôi công thảo vốn rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Chúng ta thường dùng rau má để nấu canh, hoặc xay rau tươi để lọc làm nước uống giải nhiệt, giải độc, giảm chứng mất ngủ, cải thiện trí nhớ… Rau má có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chữa các chứng như táo bón, sởi…Trong rau má có nhiều dưỡng chất như beta carotene, vitamin C, B1, B2, B3 và các khoáng chất như ma-giê, phốt-pho, selenium… Ngoài ra, nước cốt rau má có thể dùng làm mặt nạ giúp bạn duy trì sự tươi trẻ cho làn da, tái tạo và làm da trở nên săn chắc. Tinh chất trong rau má còn giúp thúc đẩy sự cân bằng của collagen dưới da, giúp các tổn thương ở da kháng viêm và mau liền sẹo. Nghiên cứu khoa học cho thất chất triterpenoids có trong rau má giúp các vết thương lành rất nhanh, thúc đẩy quá trình chống ô-xy hóa và tăng tuần hoàn máu. Nhờ vậy, rau má được ứng dụng làm bài thuốc trong tây y lẫn đông y để trị thương, chữa các vết bỏng và ngăn ngừa sẹo cũng như giảm các vết rạn da.
Cách dùng: Bạn có thể sử dụng rau má tươi khoảng 200g-300g/ngày để rửa sạch, nấu canh hoặc xay lấy nước uống. Có thể dùng 1-2 lần/tuần.
2. Dâu tằm: Cả lá và trái dâu tằm đều có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Dâu tằm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, carbohydrate, chất xơ cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất như sắt, ma-giê, kali, can-xi và phốt-pho. Đặc biệt, trong dâu tằm còn chứa chất anthocyanins chống ô-xy hóa rất mạnh và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa một số bệnh như viêm nhiễm, tiểu đường và ung thư. Nghiên cứu tại trường đại học Minnesota, Mỹ dựa trên thử nghiệm lâm sàng cho thấy lá dâu tằm có tác dụng cân bằng đường huyết và tăng khả năng hấp thụ carbohydrate của cơ thể.
Trái dâu tằm có công dụng tăng cường tuần hoàn máu, kháng khuẩn. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng của Mỹ cho rằng, người bị cao huyết áp có thể ăn trái dâu tằm để hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, huyết khối. Chất chống ô-xy hóa trong trái dâu tằm cao gấp đôi hàm lượng ô-xy hóa trong cam hoặc quả nam việt quất và nó có tác dụng ngăn chặn các dấu hiệu của lão hóa như giúp da tươi trẻ, giảm các nếp nhăn.
Cách dùng: Bạn có thể dùng nước ép dâu tằm tươi làm nước uống mỗi ngày. Với lá dâu tằm, trong nam dược thần hiệu lương y Tuệ Tĩnh có bài thuốc chống lão hóa như sau: Lá dâu tằm chọn loại vừa, không quá già cũng không quá non, đem phơi khô, tán nhuyễn thành bột. Vừng đen phơi khô tán thành bột. Pha lượng lá dâu tằm và vừng đen với tỷ lệ 1:1 hòa cùng mật ong vo thành viên bằng cỡ hạt đậu đen. Mỗi ngày bạn có thể dùng 100 viên này. Cần lưu ý là dâu tằm chứa nhiều chất kali nên người mắc bệnh gan không nên dùng vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Ảnh minh họa |
Từ xưa, người Trung quốc và Ấn Độ đã dùng gừng như bài thuốc chữa trị các vết thương vì nó có các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn. Ngày nay, các nhà nghiên cứu về thảo dược còn phát hiện gừng là một bài thuốc chống lão hóa rất thần diệu vì có chứa đến hơn 50 thành phần chất chống ô-xy hóa. Các hợp chất phenol như shogaols và gingerols (hai chất làm cho gừng có vị cay nồng đặc trưng) có khả năng làm vô hiệu hóa các tác động xấu từ các gốc tự do trong cơ thể cũng như làm đảo chiều quá trình lão hóa. Đây chính là điểm mấu chốt nhằm bảo vệ các tế bào khỏi quá trình ô-xy hóa và lão hóa.
Bên cạnh khả năng chống lại các gốc tự do, gừng còn có khả năng giúp bảo vệ làn da khỏi những tác động từ tia cực tím, không khí ô nhiễm, ngăn ngừa các nếp nhăn, đốm nâu và ngăn chặn các mô mỡ cellulite (loại mô mỡ khiến da bị lồi lõm, không phẳng mịn). Do đó, tinh chất từ gừng thường được đem chế thành tinh dầu mát-xa để làm tan mỡ và giúp da phẳng mịn.
Cách dùng: Hàng ngày, bạn có thể dùng khoảng 3g gừng tươi thái lát mỏng hoặc giã nhuyễn. Một thìa cà-phê gừng tươi có thể dùng pha với 3 tách nước ấm để làm trà gừng và uống mỗi ngày sẽ có hiệu quả chống lão hóa rất tốt.
4. Húng quế: Không chỉ là loại rau thơm dùng trong các món ăn, húng quế còn là loại thảo dược giúp cơ thể chống lão hóa rất tốt. Các chất trong hung quế bao gồm falvonoids, orientin và vicenin có vai trò bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi quá trình ô-xy hóa và ngăn chặn lão hóa. Gần đây, nghiên cứu khoa học tại Ấn Độ cũng đưa ra kết luận rằng hung quế có khả năng giúp cơ thể chống lại quá trình lão hóa, vô hiệu hóa các gốc tự do tấn công vào tim mạch, gan và não bộ. Ngoài ra, các tinh dầu có trong hung quế còn có chứa nhiều chất giúp cơ thể kháng khuẩn, kháng viêm và giàu vitamin K, A và chất sắt.
Cách dùng: Bạn có thể dùng húng quế tươi là tốt nhất, ăn kèm như gia vị trong bữa ăn từ với liều lượng tùy thích. Để hãm làm trà uống hàng ngày, bạn dùng khoảng 10g hung quế thái mỏng hòa với 1 tách nước nóng.
5. Nghệ: Chất curcumin tạo màu vàng đặc trưng của nghệ thuộc nhóm hợp chất phenol giúp cơ thể chống ô-xy hóa và kháng khuẩn cao. Do vậy, nhiều nhà sản xuất dược phẩm đã sử dụng nghệ để bào chế thành các loại thuốc kháng viêm, ngăn ngừa tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra, các nhà khoa học đã nghiên cứu chất curcumin có khả năng kiềm hãm được sự lão hóa của não bộ, duy trì trí nhớ và chữa được chứng mất trí nhớ Alzheimer’s. Đó là do Curcumin có khả năng kềm hãm quá trình ô-xy hóa của cơ thể.
Cách dùng: Bạn có thể dùng 1 thìa cà-phê bột nghệ hay 1 muỗng canh nghệ tươi giã nhuyễn hoặc thái lát cho vào cá hoặc thịt kho như một loại gia vị. Bạn cũng có thể dùng nghệ pha chế với mật ong dạng viên nén có bán tại các tiệm thuốc.
Nguyên Hồng