Thiếu ối hay dư ối đều gây nguy hiểm cho thai nhi. Xét về mức độ nghiêm trọng của các biến chứng thì thiếu ối còn nguy hiểm hơn dư ối rất nhiều. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu lại bỏ qua những dấu hiệu của thiếu ối hoặc xem thường việc theo dõi và cải thiện lượng nước ối phù hợp.
Cách đây 6 năm, mình mang song thai hai cậu con trai. Do nhà ở quê, mình rất ít khi đi khám thai hay siêu âm. Mình chỉ khám khoảng 2-3 lần và mỗi lần đều cho kết quả bình thường. Bản thân mình cũng thấy sức khỏe ổn, ngoại trừ cảm giác đau đớn rất khó chịu mỗi khi con đạp. Cho rằng đó cũng là điều hết sức bình thường vì đã gọi là “con đạp” thì chắc chắn phải đau nên mình sinh ra chủ quan. Thế nhưng không ngờ đó lại là dấu hiệu của tình trạng thiếu ối.
Khi đau bụng, mình chỉ nghĩ là do con đạp chứ không phải thiếu ối. (Ảnh minh họa)
Khi được khoảng 36 tuần thai thì mình đau bụng dữ dội và phải chuyển viện lên Sài Gòn để cấp cứu. Lúc đó, mình nằm hôn mê không biết gì cả nhưng nghe chồng kể lại quả thật rùng mình.
Khoảng 9 giờ 30 sáng hôm sau, mình được đẩy vào phòng chăm sóc đặc biệt. Khi nhìn thấy con, mình sốc đến độ suýt ngất dù trước đó chồng đã nói hai con sinh ra đều phải mổ bắt thai và đứa nào đứa nấy đều đen như cột nhà cháy. Nhưng quả thật không thể tưởng tượng con lại đen đến thế, đến nỗi chỉ còn thấy mỗi hai mắt. Đã vậy dây thở, dây chuyền chằng chịt, nhìn mà thắt cả ruột gan.
Phải nói thêm rằng không phải mình đang dùng biện pháp nói ngoa và cũng chẳng phải là màu da của các bé, mà đó là do biến chứng nhiễm trùng ối (vỡ ối dẫn đến thiếu ối) mà ra. Tình trạng này đe dọa rất lớn đến tính mạng của các con, buộc phải cấp cứu, thay máu ngay từ sau sinh. Không chỉ vậy, phổi của con cũng rất yếu nên không thể chần chừ thêm. May sao trời Phật thương, hai con đã qua khỏi tình trạng nguy kịch sau khi được các bác sĩ cứu chữa.
Vài ngày sau đó, mình được xuất viện nhưng hai con vẫn phải nằm viện để tiếp tục điều trị. Suốt 1 tháng ròng, cả gia đình 2 bên và vợ chồng mình phải thay phiên nhau túc trực. Các con phải cấp cứu liên tục và cứ thế lọc máu suốt. Về phần mình, sau sinh chưa kịp bồi bổ, nghỉ ngơi đã phải lao vào chăm con nên 1 tháng sau đó, mình cũng đổ bệnh kéo dài hơn 2 tuần.
Giai đoạn đó, tiền, thời gian và nước mắt của gia đình đổ ra không ít. Vợ chồng mình phải chạy vạy số tiền hơn 100 triệu đồng để cứu con. Còn mình, sau sinh, chẳng cần giảm cân, người cũng “mảnh khảnh” như thường, chỉ có điều đau ốm liên miên.
Tôi không nghĩ con mình lại đen như vậy. (Ảnh minh họa)
Nhưng rồi mọi chuyện cũng đã qua. Giờ hai con đã lớn, đã đến trường học như bao đứa trẻ khác. Song, mỗi lần nghĩ lại quãng thời gian túc trực bên hai con sau sinh, mình vẫn không khỏi rùng mình. Nếu như khi mang thai, mình phát hiện kịp tình trạng thiếu ối thì có lẽ những hình ảnh kinh hoàng ấy sẽ không bao giờ xuất hiện, thậm chí nó có thể cướp đi mạng sống của con bất cứ lúc nào.
Qua câu chuyện mà bản thân và các con đã trải, mình mong rằng các mẹ bầu đừng bao giờ chủ quan với việc theo dõi tình trạng nước ối trong thai kỳ. Đó không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng mà còn là “tấm lá chắn” bảo vệ thai nhi phát triển và hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể, thoát khỏi tình trạng nhiễm trùng (môi trường nước ối hoàn toàn vô trùng) và an toàn trước những tác động từ bên ngoài, kể cả khi mẹ trượt chân té ngã.
Vào đến tuần 34, khi đi siêu âm, mẹ phải kiểm tra xem nước ối của mình có nằm trong khoảng 800 – 1000 ml không. Nếu nhiều hơn hoặc ít hơn số này đều rất nguy hiểm. Sang đến tuần thứ 38, do phải chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ nên nước ối giảm dần nhưng không thể xuống đến mức dưới 200ml vì đây là mức báo động đỏ.
Làm thế nào để biết thiếu ối hay không?
Bác sĩ bảo nếu mình đi siêu âm và thăm khám theo lịch hẹn trong thai kỳ thì có lẽ đã không đẩy con vào nguy hiểm. Vì dựa vào các thăm khám lâm sàng (thăm khám ngả âm đ.ạo, đo chiều cao bụng, sờ nắn bụng), các bác sĩ có thể biết được nước ối có bình thường hay không để cảnh báo kịp thời. Ngoài ra, siêu âm cũng là cách để đo lượng nước ối chính xác. Nếu mẹ nào nhận kết quả siêu âm ối, thì căn cứ vào đây để tự đánh giá tình trạng ối của mình:
Nên đi siêu âm để kiểm tra tình trạng nước ối. (Ảnh minh họa)
- Chỉ số ối bình thường từ: 6-12cm
- Bất thường:
+ Đa ối khi chỉ số ối: >= 20 cm.
+ Thiểu ối: chỉ số ối:
[Chi tiết...]
[Chi tiết...]
[Chi tiết...]
[Chi tiết...]
[Chi tiết...]
[Chi tiết...]
[Chi tiết...]
[Chi tiết...]
[Chi tiết...]