Nguy cơ cao bị tiêu chảy cấp liên quan đến thói quen không rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh, người đi du lịch vùng nhiệt đới, vệ sinh môi trường và thực phẩm kém chất lượng...
Những yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh có thể kể đến như: tuổi (trẻ con dưới 5 tuổi, người hơn 60 tuổi), phơi nhiễm độc tố của vi khuẩn ruột, ý thức vệ sinh cá nhân không tốt, lạm dụng thuốc kháng sinh có thể mắc bệnh nhiễm Clostridium difficlie, loạn khuẩn ruột, độ PH dịch vị giảm (viêm dạ dày, thuốc ức chế bài tiết acid) hoặc suy giảm hệ miễn dịch (HIV/AIDS, hóa trị bệnh ung thư, suy dinh dưỡng)...
Bệnh thường do virus (adenovirus, rotavirus...). Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ; vi trùng (Escherichia coli; Salmonella, Shigella, Staphylococcus aureus, Vibrio cholera...); Shigella (gây HC lỵ trực trùng) và Vibrio spp (gây bệnh dịch tả). Ngoài ra, tiêu chảy cấp còn do các dạng nhiễm khuẩn thường gây viêm loét ruột non, ruột già có thể đưa đến tình trạng mất protein, suy kiệt và đi tiêu phân lẫn nhầy và máu, mất nước và điện giải.
Tiêu chảy là một trong những loại bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em Việt Nam hiện nay (Ảnh mình họa). |
Trong trường hợp tiêu chảy cấp, bệnh nhân được tiến hành xét nghiệm phân nếu có những biểu hiện: phân lẫn chất nhầy, máu; sốt cao 38,5 độ C; tiêu phân lỏng hơn 6 lần một ngày hoặc kéo dài hơn 48 giờ; đau bụng nhiều... Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được nội soi trực - đại tràng kết hợp sinh thiết nếu bác sĩ chỉ định.
Điều trị tiêu chảy cấp bao gồm: bồi phục dịch và chất điện giải, chế độ ăn uống, dùng thuốc... Trong đó, nếu bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước cũng nên uống nhiều nước (nước trái cây, chanh muối), ăn cháo loãng. Bệnh nhân có biểu hiện mất nước (bệnh nhân có cảm giác khát nước, hốc mắt lõm, dấu véo da rõ) nên truyền dịch Ringer lactate 50 - 200 ml mỗi kg mỗi 24 giờ.
Bạn cũng có thể uống dung dịch (Oresol…) hoặc tự pha chế theo công thức: nửa muỗng muối (3,5 gram) và một muỗng thuốc tiêu mặn (2,5 gram), 8 muỗng đường, một lít nước nấu chín.
Các bậc cha mẹ cần phải chú ý giữ vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín, uống sôi (Ảnh minh họa). |
Người bệnh nên uống trà, nước trái cây, nước chanh muối, ăn khoai tây, cháo loãng, không nên uống cà phê, rượu bia; không uống sữa hoặc hoặc các chế phẩm từ sữa do tình trạng không dung nạp Lactose (lúc bệnh và trong 7 ngày sau khi khỏi bệnh).
Điều trị tiêu chảy cấp, có thể sử dụng các loại thuốc sau: Diosmectite (Smecta): tác dụng bao phủ niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố giúp giảm số lần đi tiêu và rút ngắn thời gian hồi phục. Dùng được cho mọi lứa tuổi và không có chống chỉ định
Loperamide, Diphenoxylate: giảm nhu động ruột và giảm số lần đi tiêu. Không dùng trong trường hợp đi tiêu phân lẫn máu và sốt vì có thể gây dãn ruột, kích thích xuất hiện hội chứng tăng urê máu và tán huyết
Bismuth subsalicylate, Kaolin-pectin: có thể giảm số lần đi tiêu. Không dùng cho trẻ con và trên người nhiễm HIV do gây độc tế bào thần kinh
Than hoạt tính: chủ yếu dùng trong trường hợp ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc thuốc
Kháng sinh: Không dùng trong trường hợp tiêu chảy cấp do virus, tiêu chảy cấp không do vi khuẩn.
Nếu bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn gây tổn thương niêm mạc ruột, tiêu chảy cấp trên người đi du lịch vùng nhiệt đới, bạn nên dùng ciprofloxacine 0,5 gram, một viên nhân 3 lần uống một ngày, từ 5-7 ngày hoặc kháng sinh thích hợp dựa trên nguyên nhân gây bệnh hay Metronidazole 0,250 gram 2 viên nhân 3 lần uống trong 7-10 ngày (lỵ amib cấp).
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao trên nhóm bệnh có nguy cơ cao: bệnh nhi, người cao tuổi, người giảm miễn dịch, có bệnh lý nội khoa khác đi kèm). Chẩn đoán nguyên nhân cần xác định khi tiêu chảy cấp có phân lỏng và lẫn chất nhầy, máu kèm sốt cao. Điều trị phòng ngừa mất nước trong tiêu chảy cấp là rất quan trọng (nếu có thể bù nước bằng đường uống là thích hợp nhất cho mọi nguyên nhân gây bệnh). Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy (diosmectite…) thường an toàn ngoại trừ tiêu chảy cấp kèm phân lẫn nhày máu và sốt cao. Kháng sinh điều trị thích hợp cho các trường hợp tiêu chảy cấp do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Mọi người nên thực hiện “An toàn vệ sinh thực phẩm” và vệ sinh cá nhân tốt để tránh bệnh tiêu chảy cấp.
(Nguồn: Smecta)
HN003410