1. Váy phồng
Váy phồng hay còn gọi là Crinoline là một kiểu váy được tạo khung phồng to bằng chiếc lồng đuôi ngựa hoặc lồng thép, là trang phục gắn liền với hình ảnh phụ nữ phương Tây sống vào thế kỷ 19. Chiếc lồng này không khác gì một chiếc cũi bao bọc xung quanh đôi chân người phụ nữ khiến không gần như không thể ngồi hoặc bước qua một cánh cửa hẹp. Trong đó, chiếc lồng thép thực sự là một công cụ gây nên những cái chết thương tâm cho nhiều phụ nữ vào thời điểm đó. Có phụ nữ đã bị bị chết đuối khi bị ngã xuống nước và không thể cựa quậy được do chiếc váy lồng sắt cồng kềnh, có người bị vướng váy vào nan hoa xe ngựa rồi bị kéo lê trên mặt đường. Thương tâm nhất là tai nạn của vợ nhà thơ Henry Wadsworth Longfellow vào năm 1861. Váy của bà bị dính một vài tàn lửa nhỏ và cháy lan nhưng bà không thể tự mình dập tắt vì chiếc váy quá cồng kềnh. Thảm khốc hơn là vụ hỏa hoạn tại một nhà thờ vào năm 1863 tại Santiago khiến 2000-3000 người phụ nữ bị chết. Khí ga trong nhà thờ bị hở và gây ra vụ họa hoạn, mọi người đã cố gắng chạy ra ngoài nhưng độ rộng của chiếc váy crinoline khiến nhiều người mặc kẹt ở cửa thoát hiểm.
Chiếc váy phồng gây trở ngại cho di chuyển cho phụ nữ
Mặc dù ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm nhưng crinoline vẫn là trang phục phổ biến vào thế kỷ 19 tại Châu Âu vì chúng giúp vòng eo của họ trông nhỏ nhắn hơn mà không cần phải mặc áo chén ngực.
2. Áo chẽn ngực
Áo chẽn ngực là món nội y rất phổ biến vào vào thế kỷ 19 và được xem là bí quyết giúp người phụ nữ có được thân hình đồng hồ cát đầy mê hoặc. Nữ hoàng Maud của Na Uy là một người phụ nữ nổi tiếng với vòng eo siêu bé và hiện nay có rất nhiều bộ đầm của bà đang được trưng bày tại bảo tàng như một minh chứng về vẻ đẹp của phụ nữ Châu Âu thế kỷ 19.
Thế nhưng để có được vẻ đẹp này, phụ nữ thời điểm này đã phải chịu đựng một nỗi đau không hề nhỏ. Chiếc áo chẽn ngực giống như một tuýp đánh răng sắp cạn, bóp nghẹt vòng 1, vòng 2 của người mặc dẫn đến trình trạng khó thở. Ngoài việc gây khó khăn trong việc hô hấp, trang phục này còn có nguy cơ làm gãy xương sườn và dồn ép nội tạng quá mức dẫn đến hiện tượng chảy máu trong. Vào năm 1912, một nam diễn viên có tên Joseph Hennella khi đang diễn kịch trên sân khấu trong vai nữ ( thời điểm đó nữ giới không được phép diễn kịch và các vai nữ sẽ do nam diễn viên đảm nhận) thì bỗng nhiên đột quỵ và qua đời. Nguyên nhân là chiếc áo chẽn ngực quá thắt chặt vòng eo làm gẫy xương sườn của ông và đâm vào nội tạng. Vào năm 1903 cũng có một người phụ nữ đột ngột tử vong vì hai chiếc dây thép gắn trên áo đâm xuyên vào tim.
Áo chẽn ngực chèn ép nội tạng dẫn đến chảy máu trong hoặc có thể khiến xương sườn bị gãy
3. Giày sen
Tục bó chân là một phong tục của phụ nữ Trung Quốc xưa. Tập quán đi “giày bó chân” của các cô gái Trung Quốc đã bắt đầu cách đây hơn 1000 năm, vào giữa thế kỷ 10. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Đó là có 1 con cáo ngụy trang thành hoàng hậu, muốn trở thành người nên con cáo này đã ngụy trang, giấu đôi chân của mình bằng cách bó chặt chân và đi giày. Tuy nhiên, giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về 1 cung phi Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người ta tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác. Tuy nhiên, đây cũng được xếp vào danh sách những trào lưu rất nguy hiểm trong lịch sử, nó cắt đứt việc lưu thông máu trong các ngón chân từ đó dẫn đến hiện tượng hoại tử hoặc nhiễm trùng. Nhưng đây lại là điều mà phụ nữ Trung Hoa cổ đại mong muốn. Khi ngón chân bị hoại tử thì nó sẽ bị rụng ra và bàn chân sẽ trở nên nhỏ nhắn hơn. Nếu như một người phụ nữ bị chết trong quá trình chân bị hoại tử thì đó là một điều đáng xấu hổ.
Những đôi giày sen gắn liền với tục bó chân của người Trung Quốc
4. Tóc fontage
Tóc fontage là kiểu tóc rất phổ biến vào khoảng cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 tại Pháp. Đó là kiểu tóc búi cao, được trang trí thêm dây ruy băng hoặc ren, đôi khi được đan xen thêm chiếc mũ nhỏ. Vào thế kỷ 17, tóc fontage ngày càng đồ sộ hơn khiến nó giống như một "hệ sinh thái" trên đầu người phụ nữ với rất nhiều chi tiết, vật trang trí cầu kỳ. Chính vì kết cầu khổng lồ này mà kiểu tóc fontage đã gây nên không ít rắc rối cho phụ nữ như va chạm với những vật trên cao, bị ngã do mất thăng bằng dẫn đến bị thương hoặc tàn phế.
Tóc fontage giống như một "hệ sinh thái" trên đầu người phụ nữ
5. Trang điểm bằng chì
Trước khi có những thương hiệu mỹ phẩm mỹ miều như hiện nay thì phụ nữ cổ đại đã phải sử dụng chì để làm mỹ phẩm cho da mặt. Phương pháp trang điểm này xuất phát từ người Hy Lạp cổ đại và được sử dụng cho đến những năm 1920, phụ nữ sử dụng chì để trang điểm cho khuôn mặt trắng hơn, bám thật lâu trên da.
Phụ nữ thời điểm đó không hề biết được rằng chì là một chất độc có thể giết chết họ một cách từ từ và sau nhiều năm, chất độc này mới phát tát. Các triệu chứng của nhiễm độc chì rất nhiều và có thể tấn công toàn bộ cơ thể với một số triệu chứng chủ yếu là tổn thương não, phá hoại hệ thống thần kinh, đau đầu, mất vị giác, tê liệt, mất ngủ...
Làn da trắng ệch nhờ mỹ phẩm từ chì của phụ nữ cổ đại
Vào năm 1760, Marie Gunning - một phụ nữ quý tộc người Ai len, nổi tiếng với vẻ đẹp và làn da trắng sứ - đã trở thành nạn nhan đầu tiên của việc nhiễm độc mỹ phẩm chì. Nnăm 1767, nữ diễn viên Kitty Fisher là nạn nhân tiếp theo của việc lạm dụng mỹ phẩm chì.
6. Cổ áo cứng tháo rời
Kiểu cổ áo cứng tháo rời phổ biến vào thế kỷ 19. Chiếc cổ này luôn có màu trắng và được gắn chặt với chiếc sơ mi bằng cúc. Chiếc cổ cứng này có thể cắt đứt lưu thông máu và hô hấp. Có nhiều câu chuyện kể lại rằng, nhiều đàn ông khi say mèm thường lăn ra ngủ mà quên tháo cổ áo ra và kết quả là họ đã bị chết ngạt trong khi ngủ.
Cổ áo rời cứng có thể khiến đàn ông bị chết ngạt