Nhà họa sĩ, nhà khoa học lỗi lạc Leonardo da Vinci chính là người đặt nền tảng cho kính sát tròng. Trong một hướng tài liệu được công bố vào năm 1509, da Vinci lưu ý rằng khi bạn dính vào khuôn mặt của bạn trong nước, bạn sẽ thấy những điều khác biệt.
Leonardo da Vinci đã không thực sự bàn về việc điều chỉnh tầm nhìn vào thời gian này, nhưng phát hiện đó chính là một viên gạch đầu tiên cho nền công nghiệp kính sát tròng hiện nay.
Từ đó, người ta đã nghiên cứu và đạt được một sự tiến triển hơn, đó là tạo ra một ống chứa đầy nước và gắn trực tiếp trên bề mặt nhãn cầu. Tuy nhiên, việc này đã xảy ra vấn đề: phản xạ buộc mắt phải nhấp nháy liên tục khi có vật lạ đưa vào. Thí nghiệm bị thất bại ngay lập tức.
Năm 1888, bác sĩ nhãn khoa người Đức Adolph Fick đã sử dụng thủy tinh thổi vào mắt thỏ - đó chính là một đối tượng thử nghiệm đầu tiên của ngành kĩ thuật cao này. Thiết kế của Fick nhằm giúp bệnh nhân có bệnh giác mạc hình chóp. Vỏ thủy tinh đã được dùng để làm cho cầu mắt được phẳng ra, nhưng không được cải thiện gì về tật cận thị.
Cũng trong thời gian đó, sinh viên y khoa August Muller đã được thử nghiệm với các dạng kính sát tròng thủy tinh nhằm cải thiện tầm nhìn của mình. Năm 1889 luận án của ông kể lại rằng ông đã tìm được loại kính phù hợp với đôi mắt của mình, thế nhưng do can thiệp vào mắt thô bạo nên ông chỉ duy trì kính trên giác mạc của mình trong nửa giờ đồng hồ. Ông nhận ra rằng trong khoảng thời gian sử dụng kính ngắn ngủi, tật cận thị của ông đã được cải thiện.
Để đeo chiếc kính sát tròng của mình, Muller đã phải thực hiện trong nước để tránh tình trạng bọt khí và ông phải dùng cocain để trợ giúp nhằm duy trì kính trên giác mạc trong nửa giờ.
Kích thước của kính sát tròng lúc bấy giờ bằng hai lần kích thước kính sát tròng hiện tại
Với thành phần bằng thủy tinh, kính sát tròng lúc bấy giờ khiến mắt không thể “thở” được
Mãi cho đến năm 1948, khi nhà kỹ thuật quang học Kevin Tuohy nhận ra một cách tình cờ rằng kính sát tròng không nhất thiết phải phủ lên lòng trắng của mắt, việc thay đổi này sẽ làm mắt tiếp nhận kính được thêm một vài giờ. Trong khi Tuohy làm công việc gia công ống kính, đã phát minh ra nhựa trong suốt nhằm hỗ trợ che phủ lòng trắng của mắt để tránh kính bị rớt ra ngoài trong quá trình sử dụng. Phát hiện trên đã khiến ông suy nghĩ rằng liệu dạng kính sát tròng có đường kính nhỏ hơn thì hiệu quả? Vì vậy, ông thử làm nó mỏng hơn. Quả thật như vậy, kính sát tròng vẫn còn trên mắt ngay cả sau khi chớp mắt.
Đó chính là một phát hiện rất lớn làm thay đổi toàn bộ lịch sử của kính áp tròng. Nhưng đó không phải là không có vấn đề. Việc cọ xát của kính khi tiếp xúc với mắt đã làm mài mòn giác mạc nhạy cảm. Hình dạng mới của kính sát tròng đã có một chút cong lên ở cạnh, làm cho kính dễ bị rơi ra bất cứ lúc nào.
Phải mất hơn 25 năm sau đó để hoàn thiện về kiểu dáng cũng như chất liệu để tạo ra sự thay đổi lớn cho kính sát tròng.
kinh áp tròng mềm đã ra đời và một số tài liệu cho rằng Otto Wichterle là cha đẻ của loại kính này. Bằng sáng chế của ông đã được chọn bởi Bausch & Lomb, và năm 1972, loại kính có thể chuyển động cho phù hợp với mắt và giúp mắt “thở” được đã được tung ra thị trường.
Nhằm phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, năm 1988, kính sát tròng có màu ra đời
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu kính sát tròng vừa dùng cho người cận, viễn thị và vừa dùng cho người bình thường.
Sự ra đời của kính sát tròng thời trang làm người dùng có thể thay đổi màu mắt của mình trong tích tắc
Nhiều tông màu khác nhau đem lại sự lựa chọn phong phú cho người sử dụng
Nhiều kiểu dáng, hình thu được khai thác nhằm làm thỏa mãn cá tính của người dùng
Dành cho những người hâm mộ bóng đá
Sắc vàng kiêu kỳ trong ánh mắc dành cho những cô nàng sành điệu
Hoặc một chút lấp lánh trong mắt nai cũng làm bao trái tim xao xuyến
Mẫu kính hình Hello Kitty
Mẫu kính sát tròng có “1-0-2”
Ánh xanh quyến rũ
Dành cho fan của chú chuột Mickey
Một chút thay đổi sẽ làm bạn nổi bật ở những vũ hội hóa trang đấy!
Hiện trên thị trường đang có những loại kính sát tròng giá “bèo” nhưng chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng. Hãy là người tiêu dùng thông minh, sành điệu bằng cách lựa chọn những hãng có uy tín trên thị trường và sử dụng theo đúng lời hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ nhãn khoa. Các Eva cũng không nên sử dụng kính sát tròng quá 8 tiếng/ngày vì mắt chúng ta cũng cần được “thở” nữa nhé!
Ký sinh trùng Acanthamoeba là kẻ thù tiềm tàng đối với mọi người sử dụng kính áp tròng, dẫn đến nguy cơ gây mù..
Sử dụng kính sát tròng không đảm bảo vệ sinh và không rõ nguồn gốc cũng gây ra tình trạng dị ứng, viêm mắt
Cô Jacqueline Stone, 42 tuổi đã trải qua 17 tuần nằm viện sau khi đeo kính áp tròng chỉ trong vòng một ngày. Cô đã bị mất con mắt bên trái do nhiễm nấm từ kính áp tròng mua qua mạng.
Chúc các Eva lựa chọn được cho mình một kiểu kính sát tròng ưng ý.