Cravat từ lâu đã là một phụ trang không thể thiếu của các quý ông lịch lãm, sang trọng – hay cả những chàng công sở trẻ trung và thanh lịch. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các kiểu thắt cravat cho phái mạnh
Cách 1: Four In Hand Knot
Thắt kiểu “four in hand” là cách thắt cổ điển và phổ biến, đặc biệt dành cho học sinh trung học. Kiểu này được sử dụng nhiều bởi mức độ đơn giản, nhanh gọn, phục vụ cho hầu hết các loại cà vạt và cổ áo sơ mi. “Four in hand” có nút thắt gọn, nhỏ, có hình nón và kéo dài, hơi bất đối xứng, thích hợp nhất với kiểu cổ sơ mi khuy chuẩn cơ bản và hạn chế lớn đối với cà vạt chất liệu mỏng và quá trơn bóng. Loại kiểu thắt này phù hợp cho hầu hết các dịp nhưng không phải là tất cả, đặc biệt không phù hợp trong bối cảnh và tình huống trang trọng.
Cách 2: Full Windsor Knot
Cách thắt cà vạt này được sử dụng phổ biến vào những năm 1930, là cách phức tạp hơn và quả trám cũng to hơn so với thông thường. Cách thắt này phù hợp với cổ áo rộng, lá cổ somi to, thích hợp cho những dịp mang tính hình thức và nghi lễ, xây dựng hình ảnh chuẩn mực và nghiêm túc nhất. Kiểu thắt Full windsor có cách thắt đối xứng, cân bằng, nút thắt lớn, dễ dàng cân chỉnh sau khi thắt, nhưng tránh lạm dụng loại cà vạt quá to bản và dày. Full Windsor có nút thắt tạo quả trám to và dẹp theo khổ ngang nên dùng cho những người có khuôn mặt vuông bành và thô tròn, tạo cảm giác chuyển dần cho cân bằng về góc cạnh, hạn chế tuyệt đối với những người có khuôn mặt quá thon nhỏ, gầy và nhọn cằm.
Cách 3: Half Windsor Knot
Biến thể từ kiểu Full windsor, Half windsor giản lược thành những nút thắt giản dị hơn, nút thắt có hình tam giác cân đối, thích hợp nhất với cà vạt hơi to bản, có độ dày và trọng lượng trung bình. Nút thắt của Half windsor lớn hơn so với Four in hand và nhỏ hơn so với Full windsor. Tuy là kiểu thắt nút hơi cầu kỳ, vòng vèo nhưng lại khá được ưa chuộng và phố biến vì tạo cấu trúc quá trám chắc chắn, mạnh mẽ, cùng với dễ cân đối độ dư ra cho hai tà, bởi hầu như mọi người đều không thích phần dư ra quá nhiều của tà nhỏ của chiếc cà vạt.
Cách 4: Nicky Knot
Lưu ý ở kiểu Nicky Knot, cà vạt cần được quàng lên cổ ngược mặt so với thông thường, có quả trám cỡ trung bình, dễ thắt nhưng ít được sử dụng do thói quen vẫn thường quàng cà vạt ở mặt trên và cần cà vạt có độ dài nhỉnh hơn bình thường. Kiểu thắt Nicky thích hợp sử dụng cho loại cà vạt trẻ trung, chất liệu không quá mỏng không quá dày, khổ ngang mảnh và thuông dài nhưng thực sự tạo quả trám đẹp nhất với loại cà vạt chất liệu có độ dày mền, nhẹ và kích thước khổ ngang vừa vặn; tạo quả trám giống với kiểu Full windsor nhưng không đối xứng. Nicky knot là một kiểu thắt có phong cách nhưng vẫn giữ hình thái chỉn chu, lịch sự.
Cách 5: Kelvin Knot
Yêu cầu tương tự như Nicky knot, bước đầu tiên cần quàng lên cổ ngược mặt so với bình thường nhưng Kelvin knot là kiểu thắt thông dụng hơn do thao tác đơn giản, dễ nhớ, nhanh chóng và không yêu cầu chiều dài nhiều hơn cho các loại cà vạt. Kelvin knot tạo nút quả trám thu gọn, quấn hai vòng ở điểm nút của hai tà cà vạt nên tránh sử dụng cà vạt có chất liệu quá trơn bóng, mau chóng gây trượt và lệch nút thắt khiến hình thái ít chỉnh tề và gọn gàng. Tuy nhiên, Calvin knot dễ sử dụng cho các loại chất liệu từ mỏng đến dày trung bình, tùy chỉnh phù hợp cho hình dáng khuôn mặt và các loại lá cổ sơ mi.
Cách 6: Oriental Knot
Loại kiểu thắt nút Oriental rất dễ thao tác và cơ bản nhất cho cấu trúc cà vạt đến nỗi đây là loại nút thắt ai cũng biết nhưng không được sử dụng đa dạng cho phái nam. Oriental knot cũng yêu cầu lật ngược mặt vải của cà vạt khi thắt nhưng bước thao tác ngắn, nút thắt rất nhỏ và quả trám nhọn đuôi nếu dùng với chất liệu cà vạt mỏng, hầu như chỉ thích hợp dùng cho nữ và trẻ con bởi sự giản lược đến hời hợt và tận dụng quá ít diện tích cà vạt cho nút quả trám nên dễ bị dư thừa độ dài của hai tà cà vạt. Oriental knot không ứng dụng tốt khi chỉ dùng riêng với áo sơ mi mà cần kết hợp thêm các loại trang phục khác. Vì thế có một gợi ý sử dụng thông minh cho kiểu nút thắt này, bạn có thể sử dụng loại cà vạt trơn màu, mảnh , nhỏ cho loại áo có kiểu lá cổ trang trí và cách điệu hoặc áo polo, cùng sử dụng cardigan, suit 3 mảnh v.v…
Pratt còn được gọi là Shelby hay Pratt-Shelby, được mặc đầu tiên bởi Jerry Pratt, một nhân viên của phòng thương mại Mỹ. Ông đã thắt cà vạt theo cách này khoảng 20 năm trước khi nó trở nên phổ biến bởi Don Shelby – một nhân vật truyền hình Mỹ và ngay sau đó các tạp chí thời trang New York mệnh danh cách thắt này được phát minh bởi Shelby. Tuy nhiên, Pratt cũng là một cách thắt ít phổ biến như các kiểu thắt khác trong “hệ gia đình” lật ngược mặt cà vạt ra bên ngoài, giống như Nicky và Kelvin knot,v.v… Kiểu thắt Pratt là một trong những kiểu có thể sử dụng được trong cả hai trường hợp có tính hình thức và thường xuyên, thao tác không quá phức tạp như Full windsor nhưng vẫn tạo quả trám rất đối xứng, lại dễ dàng nới lỏng tạo sự thoải mái khi cần thiết. Pratt thích hợp với cà vạt bản rộng và độ dày trung bình, tạo quả trám cỡ vừa, lớn hơn four-in-hand và nhỏ hơn half windsor, cấu trúc phẳng, gọn gàng và thích hợp cho đa dạng kích thước của lá cổ sơ mi.
8. ST.Andrew Knot:
St Andrew knot phù hợp nhất cho chất liệu cà vạt mỏng đến mỏng trung bình để tạo quả trám vung đầy, cấu trúc thoáng hơn so với Full Winsor nhưng vẫn cân đối so với Half Windsor. Đặt lật mặt trong của cà vạt ra ngoài, qua nhiều vòng thao tác có thể tạo nút thắt lớn và đầy hơn nếu cà vạt có khổ ngang vừa và mềm. Tuy nhiên, kiểu thắt St Andrew cũng phù hợp với cà vạt có chất liệu dày, to bản dành cho những người thân to dày, cổ ngắn, kết hợp cùng áo sơ mi có lá cổ rộng và keo cứng, mặc cùng suit, xây dựng hình tượng cứng và uy quyền. St Andrew knot là kiểu thắt dễ thao tác và ứng dụng tốt với suit, coat, v.v…
9. Balthus Knot
Balthuis cũng là một kiểu thắt với thao tác quàng cà vạt qua cổ ngược mặt phải, các bước thao tác tương đối phức tạp và khó di chuyển nhưng tạo quả trám to, rộng, vung đầy và mạnh mẽ. Balthus là hình ảnh gợi nhớ phong cách của những năm 1970, cổ điển đến mức lỗi thời nếu sử dụng đơn độc với riêng sơ mi trong các dịp mang tính trang trọng và hình thức cao. Kiểu thắt Balthus kết hợp tốt nhất cùng với áo khoác, áo len cổ V hoặc một chiếc áo khoác cúc để gài lấp phần đuôi cà vạt, lý do là bởi Balthus knot tiêu thụ lớn chiều dài của cà vạt nên dễ bị rút ngắn so với tỷ lệ cơ thể. Yêu cầu sử dụng đối với cà vạt có chất liệu dày nhưng thuôn dài và khổ ngang đều nhưng dễ cân đối với chiều cao hoặc khuyết điểm của người mặc với sự phụ trợ của các loại trang phục khác.
Balthus knot có phong cách cầu kỳ, uy thế hơn cả kiểu Full windsor và kết hợp xuất sắc với một chiếc cà vạt có họa tiết Paisley hoặc hoa văn chi tiết tỉ mỉ. Điều này giúp cân bằng phong cách giữa cái nghiêm túc thái quá bởi cấu trúc quả trám và sự mềm mại lãng mạn của họa tiết. Lưu ý một sự nhàm chán lớn cho cà vạt trơn màu với tone đậm và họa tiết chấm bi, caro, hoa văn thưa.
10. Hanover Knot
Cùng với một hệ gia đình quàng ngược mặt cà vạt nhưng Havoner knot cho nút thắt quả trám “khủng” hơn các anh em khác. Kể cả với chất liệu vải mỏng vừa, Hanover vẫn xây dựng được nút thắt to, vung tròn và chặt chẽ thậm chí dày và “quái vật” hơn rất nhiều nếu so sánh cùng chất liệu với Full windsor. Các thao tác của Hanover đan xuyên đều qua các vòng thắt, giống như đối với Balthus và yêu cầu một kích thước đủ dài. Havoner cho chóp quả trám thu gọn và hẹp, dễ dàng tạo dựng “hình thể” cân đối với đa dạng kiểu và kích thước của lá cổ sơ mi.
11. PlattSburgh Knot
Kiểu nút thắt này được đặt tên theo một thị trấn nhỏ thuộc New York, nơi mà Thomas Pink- người phát minh ra các loại nút thắt cà vạt, nơ, ascot,v.v… và đồng tác giả của quyển sách “The 85 ways to tie a tie”. PlattSburgh có “tình anh em” gần gũi với Balthus knot trong “gia đình” lật ngược mặt trên/dưới của cà vạt nhưng số thao tác vòng quanh giản lược còn 4 lớp. Loại nút thắt này cho cấu trúc quả trám dày nhưng lại tạo cảm giác nhẹ nhàng và thư giản hơn so với Balthus. Cách thắt này với các thao tác đối xứng cho quả trám có hình thang rộng đều và phẳng, phần chóp vừa phải, tiện dụng với chất liệu mỏng vừa đến dày, khổ ngang tùy ý và không yêu cầu độ dài vượt mức thông thường như Havoner knot và Balthus knot.
12. Grantchester Knot
Grantchester Knot có bước thao tác đầu quấn hai vòng thắt chặt tạo “bung xòe” ngay tại điểm thắt nút, thích hợp với loại cà vạt cổ điển có bản rộng, chất liệu mềm, nhẹ và tận dụng tốt từ rất mỏng đến vừa dày. Loại nút thắt này không hạn chế các loại họa tiết và phong cách nhưng thích hợp nhất với loại chất liệu nhẹ và mịn tơ tằm, lãnh, lụa,v.v…
Các thao tác xây dựng cấu trúc nút quả trám của Grantchester rất gần với Hanover nhưng tương đối cồng kềnh hơn. Nút thắt này tiêu thụ loại cà vạt dài, bản rộng, và đòi hỏi cao về chất liệu, cần thiết song hành cùng vest, suit, áo len cổ V, coat gài cúc hoặc jacket. Đặc biệt thích hợp sử dụng trong trường hợp trang trọng và chuẩn mực nhưng vẫn thể hiện phong cách thanh lịch và lãng mạn.
- , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,