1. hp Touch Pad
HP Touch Pad là một thiết bị máy tính bảng được thiết kế và phát triển bởi Hewlett-Packard. Thiết bị này được ra mắt sớm nhất tại thị trường Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2011 và vận hành trên nền tảng hệ điều hành webOS. Lúc mới ra mắt, Touch Pad nhận được không ít lời khen tặng từ giới chuyên gia, thậm chí tờ The New York Times còn ca ngợi: “Máy làm việc trơn tru và truyền tải được nhiều thông tin hơn rất nhiều so với iPad 2. Touch Pad đồng thời mang đến trải nghiệm đa nhiệm đích thực với tất cả các ứng dụng được mở đều vận hành cùng lúc”.
Dẫu vậy, chỉ 49 ngày sau đó, HP bất ngờ tuyên bố ngưng tất cả các thiết bị phần cứng chạy webOS làm cộng đồng yêu công nghệ, nhất là lớp người dùng đang sử dụng thiết bị này không khỏi bất ngờ. Không lâu sau đó người ta đã tìm ra cách cài đặt Android vào HP Touch Pad.
Theo thời gian, quy trình cài đặt đã được cải thiện rất nhiều với mục tiêu mang lại độ ổn định cao và xóa bỏ mọi vấn đề xung đột từng xảy ra trước đó đồng thời đội ngũ làm việc tại CyanogenMod cũng liên tục tung ra các bản cập nhật, thay thế. Hiện nay, bản dựng KitKat cho HP Touch Pad còn khá nhiều lỗi nên bạn được khuyến cáo nên gắn bó với Jelly Bean trước mắt.
2. acer iconia W700 (và bất kì thiết bị máy tính bảng chạy Windows 8 nào)
Giải pháp tuyệt vời cho những ai thích kiểu dáng của những chiếc máy tính bảng chạy Windows nhưng lại cảm thấy thất vọng về hệ sinh thái ứng dụng nghèo nàn nó sở hữu đó là cài đặt thêm hệ điều hành Android lên thiết bị. Được biết, việc cài đặt này không quá khó khăn tuy nhiên chỉ được áp dụng trơn tru trên các thiết bị chạy chip Intel. Bạn cũng được khuyến cáo nên tìm kiếm cách cài đặt riêng cho mỗi thiết bị cụ thể để tránh nguy cơ mất dữ liệu bộ nhớ trong hoặc làm máy rơi vào tính trạng không thể khởi động. Thế nhưng, với những thiết bị sử dụng chip xử lý ARM như Surface RT lại không thể sử dụng được hệ điều hành từ Google.
3. Bất cứ thiết bị netbook nào
Dự án Android-x86 cho phép chạy Android trên các thiết bị sử dụng chip Intel có thể mang đến những luồng gió mới thú vị cho những chiếc netbook mà bạn đang sở hữu, đặc biệt đối với các thiết bị màn hình cảm ứng như HP Pavillion 10 chẳng hạn. Về hướng dẫn cài đặt, các bạn có thể tham khảo tại đây. Điểm thú vị nhất của việc cài đặt Android lên netbook đó là thiết bị vẫn sẽ hỗ trợ tất cả các ứng dụng trên Google Play Store.
4. htc HD2 (cùng một số thiết bị chạy Windows Mobile khác)
Android có thể không thực sự hoạt động được bình thường khi được cài đặt lên các thiết bị chạy Windows Phone 7 nhưng đối với các thiết bị chạy phiên bản hệ điều hành cũ hơn là Windows Mobile, mọi thứ hoàn toàn trái ngược. Theo đó, các thiết bị này hoàn toàn có thể được chuyển đổi thành một chiếc máy chạy Android và HTC hd2 là một ví dụ hoàn hảo.
Chiếc điện thoại này đến nay đã 4 tuổi nhưng nó vẫn được các nhà phát triển hỗ trợ, bằng chứng là mới đây phiên bản Android 4.4 KitKat cho HD2 đã được ra mắt (tuy nhiên vẫn có xuất hiện lỗi về 3G và Wi-Fi). Phiên bản Ice Cream Sandwich và Jelly Bean thì được đánh giá là hoạt động khá trơn tru.
Bạn đọc cũng nên lưu ý đối với một phiên bản hệ điều hành cho một số dòng máy nhất định có thể gặp phải các lỗi đặc thù, do đó, nếu có nhu cầu cài đặt Android bạn nên tìm hiểu trước xem đâu là phiên bản phù hợp nhất với thiết bị của mình.
5. Raspberry Pi
Nhỏ bé nhưng được đánh giá là một trong những thiết bị đột phá nhất thế kỉ của làng công nghệ, có thể bạn chưa biết raspberry pi chạy được rất nhiều hệ điều hành như OpenElec&XBMC, RISC OS, RetroPie, Plan 9... và quen thuộc nhất có lẽ phải kể đến Android.
Tuy nhiên, vì nhiều mặt hạn chế ở phần cứng, bạn chỉ có thể sử dụng Android 2.3 Gingerboard trên Raspberry Pi, do đó những trải nghiệm Android mới nhất và hoàn thiện nhất trên thiết bị này là điều không thể. Dẫu vậy, với giá thành rẻ, Raspberry Pi vẫn được yêu thích và đã có rất nhiều phụ kiện thú vị ra đời trên nền tảng chiếc máy tính nhỏ bé nêu trên.
Có thể bạn quan tâm: