Phần 3: Chụp ảnh đúng với những gì bạn mong muốn
Bắt gặp một khung cảnh, một cô gái đang đi trên đường, chúng ta cảm thấy rất đẹp và muốn chụp lại ngay. Thế nhưng, sau khi chụp thì bức ảnh lại chưa thể hiện được đúng những gì ta mong muốn. Chắc hắn đó là điều mà anh chị em đã thấy trên một ai đó. Dưới đây là một số kinh nghiệm có thể sẽ giúp anh chị em không rơi vào trường hợp tương tự.
Khi nhìn vào một đối tượng, điểm khiến chúng ta chú ý đến là gì? Cách họ tương tác với khung cảnh xung quanh, hay một điểm nào đó trên mặt thu hút bạn. Hãy thử xác định điểm nào thu hút bạn nhất, có thể thời gian đầu anh chị em sẽ hơi khó làm quen với điều này nhưng về lâu dài nó sẽ là một điều tuyệt vời giúp bức ảnh có hồn.
Khi đã xác định được chủ đề chính của bức ảnh, đừng ngần ngại loại bỏ những thứ gây nhiễu khung hình. Người xem ảnh sẽ không chú ý nhiều đến background nhưng nếu nó quá rối sẽ làm nhiễu chủ đề. Hãy nhớ, họ không chú ý đến những gì bên trong khung hình vì vậy hãy để cho họ mặc sức tưởng tượng với những gì anh chị em tạo thành. Ví như khung cảnh thật là một đứa trẻ đang chơi trong 1 khu vườn nhỏ, hay chụp làm sao để người xem có thể nghĩ đó làm một đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy chơi trên cánh đồng rộng lớn.
2. Mắt tốt hơn máy ảnh
Mắt người có khả năng nhận biết độ tương phản sáng và tối cực kỳ tốt mà chưa có máy ảnh nào làm tốt hơn. Khả năng hoạt động của máy ảnh kém hơn vì vậy thật sự là một nhiệm vụ khó khăn khi bắt máy ảnh chụp được đúng như những gì mắt người nhìn đc.
Tập làm quen với cách sử dụng đèn flash và tận dụng những gì sẵn có để làm tản sáng là biện pháp tốt nhất cho vấn đề làm sáng lên những vùng tối. Nếu chủ để có quá nhiều điểm sáng, hãy dùng gì đó để che bớt ánh sáng lại hoặc di chuyển đổi tượng của bạn vào trong vùng tối hơn. Điểu căn bản ở đây là làm sao giảm sự chênh lệch giữa sáng và tối
3. Điều khiển độ sâu trường ảnh
Đây là một yếu tố quyết định khá nhiều đến việc anh chị em muốn giới thiệu gì cho người xem.
4. Cẩn thận với việc zoom in và zoom out
Có thể đây là một công nghệ rất tuyệt với trên máy ảnh. Tuy nhiên, lời khuyên ở đây là nếu không bắt buộc, hãy di chuyển lại gần chủ đề của bức ảnh hơn
Khi zoom in, chỉ đơn thuần là chúng ta phóng to những gì máy ảnh ghi nhận được. Tuy nhiên, nó có thể làm bạn bỏ lỡ một chi tiết thú vị ở gần đó. Di chuyển lại gần sẽ giúp anh chị em tạo cảm giác thân cận với đối tượng được chụp và nắm bắt được nhiều xúc cảm hơn.
5. Sẵn sàng- Khoảng khắc đến và đi rất nhanh chóng
Mình không thể đếm được bao nhiêu lần bỏ lỡ khoảng khắc. Hoặc là tắt máy, hoặc là sai thông số. Và mĩnh đã không thể chụp được những khung cảnh chỉ xuất hiện trong khoảng vài giây.
Nếu anh chị em là một người thích chụp ảnh đường phồng thì đây là một điều rất quan trọng. Thường xuyên kiểm tra các thông số của máy và luôn để camera trong trịnh trạng sẵn sàng đề chụp ảnh bất cứ lúc nào.
To be continuoued...........
Có thể bạn quan tâm: