Đại học Rochester đã tạo ra thiết bị tàng hình từ hệ thống thấu kính - Ảnh: Đại học Rochester
Một trong những chướng ngại khi chế tạo thiết bị phủ tàng hình là hiệu ứng che mắt chỉ có hiệu lực khi người thấy lẫn vật cần “hô biến” duy trì trạng thái tĩnh, có nghĩa là chỉ cần thay đổi góc nhìn đã đủ sức phá vỡ ảo ảnh tàng hình.
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu của Đại học Rochester (Mỹ) đã tạo ra một thiết bị tàng hình hoạt động ở nhiều hướng trong môi trường 3 chiều, nhờ vào hệ thống gồm 4 thấu kính tiêu chuẩn.
“Đây là lần đầu tiên có thiết bị có thể hoạt động 3 chiều, duy trì trạng thái tàng hình cho đối tượng dưới nhiều góc độ khác nhau”, theo CNET dẫn lời giáo sư John Howell.
Bên cạnh việc giải quyết được vấn đề góc nhìn, “áo choàng Rochester” cho phép duy trì trạng thái tự nhiên cho bối cảnh nền, không làm biến dạng quang cảnh xung quanh vật thể.
Dù hiện vẫn chưa thể sử dụng cho các nhiệm vụ nội gián, tiến sĩ Howell cho hay phát kiến mới của nhóm ông có thể cho phép một bác sĩ tiến hành giải phẫu mà không bị đôi tay của mình che mất những phần quan trọng, hoặc các tài xế xe tải nhìn xuyên qua các điểm mù, tránh được tai nạn.
Phi Yến - ThanhNienOnline.
Có thể bạn quan tâm: