Nhóm nghiên cứu cho biết bạn có thể thiết kế kết cấu mạch điện bằng bất cứ nền tảng đồ họa nào, tách mẫu xăm hình ra thành những lá vàng mỏng (chất liệu dễ dẫn điện), sau đó tích hợp thêm những nguyên liệu thích hợp và thành phần đi kèm để có thể tạo thành một cơ chế hoạt động hoàn chỉnh.
Loại hình xăm thông minh của Microsoft. (Ảnh: internet)
Sau khi được dán lên da, mẫu hình xăm thông minh DuoSkin của Microsoft có thể đảm nhận một số vai trò khác nhau như giả lập một bàn di chuột (touchpad), một nút bấm (button) hoặc một thang điều chỉnh (slider). Nó cũng có thể được dùng để biểu thị, cung cấp thông tin... Chẳng hạn như trong thí nghiệm dưới đây, hình xăm thay đổi màu sắc dựa theo nhiệt độ cơ thể.
Duoskin có thể giả lập như một bàn di chuột. (Ảnh: internet)
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu muốn biến lớp da của con người thành một bề mặt cảm ứng. Hồi năm 2010 các sinh viên tại Carnegie Mellon đã hợp tác với Microsoft Research và phát triển lên Skinput, thiết bị được thiết kế để biến cổ tay hoặc mu bàn tay thành bề mặt "tiếp nhận tín hiệu từ cử chỉ của ngón tay."
Được biết, chi phí cho việc sản xuất những hình xăm này khá đắt. Trong đó có sử dụng vàng - một nguyên liệu truyền dẫn đắt đỏ và một con chip điện tử. Theo các nhà nghiên cứu, những hình xăm có nhiều dạng và nó sẽ có thể vẽ từ bất kì phần mềm thiết kế đồ họa nào.
Chi phí sản xuất Duoskin khá đắt đỏ. (Ảnh: internet)
Microsoft và MIT sẽ tiết lộ các chi tiết của công nghệ này trong Hội thảo quốc tế về máy tính sẽ được tổ chức tại Heidelberg (Đức) vào tháng 9 tới.